Tiền Giang thêm 38 tỷ đồng kiện toàn mạng lưới thủy lợi phòng, chống hạn mặn
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trước dự báo diễn biến thời tiết, thủy văn phức tạp, mùa khô 2021 – 2022, tỉnh đầu tư gần 38 tỷ đồng thi công các công trình thủy lợi phòng, chống hạn hán diện rộng và xâm nhập mặn có khả năng lấn sâu vào thượng nguồn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
Các công trình này giúp bảo vệ trên 74.000 ha đất trồng cây ăn quả chuyên canh tại các huyện, thị vùng dự án Bảo Định mở rộng sang vùng kiểm soát lũ phía Tây tỉnh, trên 49.000 ha đất canh tác lúa trong vụ Đông Xuân 2021 – 2022 và trên 2.800 ha rau màu chuyên canh.
Cụ thể, UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất chủ trương và cho đắp 8 đập thép ngăn mặn, trữ ngọt trên các tuyến kênh trọng yếu gồm Nguyễn Tấn Thành, Ông Hổ, Cầu Sao, Rạch Me, Mỹ Long, Chín Tương, Bà Trà và Ông Mười; sửa chửa 4 cống nhằm nâng cao hiệu quả ngăn mặn, lấy ngọt vào nội đồng gồm Rạch Chợ, Thủ Ngữ, Ông Thiệm và Cầu Kênh.Đồng thời, nạo vét 7 tuyến kênh gồm Đường Trâu, Kênh Giữa, Xóm Đen, Kênh Một, Kênh Hai, Xóm Gồng, Bảo Châu – Xã Sách để đưa nước ngọt về tưới cho các cánh đồng sâu, xa.
Ngoài ra, từ nguồn kinh phí do ngân sách cấp huyện quản lý cùng các nguồn huy động khác, UBND tỉnh giao các địa phương đồng loạt triển khai nạo vét 75 tuyến kênh mương nội đồng, kinh phí đầu tư gần 26 tỷ đồng; thi công thêm 19 cống lấy nước ngọt, kinh phí khoảng 30,9 tỷ đồng nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả khai thông dòng chảy, trữ nước ngọt trong nội đồng phục vụ phòng, chống hạn – mặn và giảm nhẹ thiên tai trong mùa khô 2021 – 2022 cũng như tiêu thoát nước nhanh, phòng chống úng, bảo vệ sản xuất và đời sống trong mùa mưa lũ năm 2022 sắp tới. Dự kiến, các công trình triển khai thi công và hoàn thành trong mùa khô 2022 nhằm kịp thời phát huy hiệu quả đối với sản xuất và đời sống, giảm nhẹ được thiên tai vừa tạo thuận lợi cho bà con tổ chức lại sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, ổn định cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội. Trước đó, tháng 1/2022, UBND tỉnh Tiền Giang cũng đã tổ chức khởi công công trình xây dựng hệ thống 6 cống ngăn mặn, trữ ngọt tại đầu các kênh, rạch ra sông Tiền trên đường tỉnh 864 (giai đoạn 1) qua địa bàn hai huyện Châu Thành và Cai Lậy gồm: Rạch Gầm, Phú Phong, Mù U (huyện Châu Thành) và Cây Còng, Cái Sơn, Hai Tân (huyện Cai Lậy). Trong số đó, cống Rạch Gầm và Phú Phong sẽ được triển khai xây dựng trước và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong tháng 6/2023. Riêng 4 cống còn lại dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023. Các công trình trọng điểm trên do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang làm chủ đầu tư. Toàn dự án có tổng mức đầu tư hơn 846 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương; trong đó, chi phí xây dựng trên 578 tỷ đồng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, bên cạnh việc đầu tư hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi phòng chống hạn - mặn, mùa khô 2021 – 2022, Tiền Giang cũng triển khai đồng bộ những giải pháp ứng phó chủ động và kịp thời, không để thiên tai gây thiệt hại cho các vùng sản xuất chuyên canh, tạo điều kiện khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội bền vững khi tỉnh chuyển sang giai đoạn bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 năm 2022 và các năm tiếp theo. Ngay từ đầu mùa, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng và triển khai phương án ứng phó hạn, mặn một cách sâu rộng đến tận nhân dân; tuyên truyền, vận động bà con sử dụng nước tiết kiệm, trữ nước trong nội đồng phòng chống hạn mặn gắn với giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và các tác nhân gây ô nhiễm; tích cực hưởng ứng ra quân làm thủy lợi nội đồng, dọn cỏ rác, lục bình, khai thông dòng chảy… Về phía Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang tổ chức đo đạc, theo dõi diễn biến hạn mặn 24/24 và cập nhật thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và ứng phó hợp lý theo phương châm 4 tại chỗ… Riêng đối với dự án ngọt hóa Gò Công nằm phía Đông, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương khuyến khích bà con nông dân khẩn trương thu hoạch trà lúa Đông Xuân đang chín tới một cách nhanh gọn và an toàn, không để thiệt hại do thiên tai cũng như kịp thời chuyển diện tích đất canh tác địa bàn khó khăn, xa nguồn nước sang trồng màu hoặc các cây trồng tiết kiệm nước khác vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa độc canh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tiền Giang phấn đấu thu hút vốn đầu tư tăng hơn 3 lần
10:59' - 27/01/2022
Tỉnh Tiền Giang phấn đấu năm 2022 thu hút thêm 27 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn đầu tư đạt 20.485 tỷ đồng, tăng 80% về số dự án và tăng 3,4 lần về số vốn đầu tư vào tỉnh so với năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiền Giang: Doanh nghiệp khôi phục sản xuất, đảm bảo an toàn phòng dịch
10:25' - 22/11/2021
Thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP, nhiều doanh nghiệp đã có những cách làm hay, nhanh chóng khôi phục sản xuất – kinh doanh vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiền Giang định hướng nông dân sử dụng giống lúa thơm, chất lượng cao
09:35' - 01/11/2021
Tỉnh Tiền Giang định hướng nông dân sử dụng các giống lúa thơm, chất lượng cao, có khả năng chịu hạn, mặn tốt đưa vào sản xuất để giảm nguy cơ thiên tai gây hại vừa nâng chất lượng hạt gạo hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu Tiền Giang khẩn trương giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp FDI
07:00' - 28/10/2021
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang khẩn trương xem xét giải quyết các kiến nghị của Cộng đồng doanh nghiệp FDI tại tỉnh Tiền Giang.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ bắt tay thúc đẩy thương mại điện tử
10:01'
Việc kết nối các nền tảng thương mại điện tử, xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là chìa khóa để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào cho tăng trưởng cao bền vững kinh tế?
21:59' - 01/04/2025
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát “đập bỏ” các điểm nghẽn thể chế đang kìm hãm năng lực phát triển của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
20:32' - 01/04/2025
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 2547/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phương án đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại
20:16' - 01/04/2025
Thông qua cơ chế Uỷ ban liên Chính phủ, Việt Nam – Belarus sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Belarus trên tất cả các lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà Vua Bỉ
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà Vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm kiếm giải pháp về kiểm soát thương mại chiến lược
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe
19:39' - 01/04/2025
Trong chương trình chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu, chiều 1/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc hoàn thành tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn trong năm 2025
17:39' - 01/04/2025
Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng, với chiều dài 88 km (gồm 3 gói thầu XL1, XL2, XL3) đi qua địa phận các tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội: Bàn giải pháp tháo gỡ “nút thắt” quỹ đất
16:53' - 01/04/2025
Báo cáo của Bộ Xây dựng về nhà ở xã hội chỉ ra rằng, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, cả nước có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 593.428 căn.