Tiêu thụ rượu bia của Trung Quốc tăng 70%
Tiêu thụ rượu, bia tăng mạnh tại Trung Quốc và Ấn Độ là một nguyên nhân chính khiến lượng đồ uống có cồn tính theo đầu người trên toàn thế giới trong năm 2017 tăng 10% so với năm 1990.
Thực trạng này đã được phản ánh trong báo cáo công bố trên tạp chí The Lancet ngày 8/5.
Theo báo cáo được tổng kết qua khảo sát tại 189 quốc gia trên thế giới, với đà tăng này, lượng rượu, bia tiêu thụ tính trên đầu người sẽ tăng thêm 17% trong 10 năm tới.
Dự báo, đến năm 2030, có tới 50% người trưởng thành tiêu thụ các đồ uống có cồn và gần 1/4 trong số đó sẽ "say sưa" ít nhất 1 lần/tháng.
Các tác giả nghiên cứu đánh giá thế giới đang rời xa các mục tiêu về giảm lượng tiêu thụ rượu, bia mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề ra, theo đó giảm 10% việc sử dụng các đồ uống có cồn gây hại vào năm 2025.
Qua đó, các tác giả cũng kêu gọi chính phủ các nước cần đưa ra các biện pháp hạn chế hiệu quả hơn như tăng thuế và cấm quảng cáo.
Theo WHO, đồ uống có cồn có liên quan đến hơn 200 căn bệnh và là nguyên nhân khiến hơn 3 triệu người tử vong mỗi năm, trong đó nam giới chiếm 75%.
Cụ thể, trên toàn thế giới có khoảng 237 triệu nam giới và 46 triệu nữ giới mắc các chứng bệnh liên quan đến đồ uống có cồn, trong đó châu Âu đông nhất (tỷ lệ nam nữ tương ứng là 15% và 3,5%), tiếp sau là Bắc Mỹ (11,5% và 5%).
Báo cáo chỉ ra trước năm 1990, châu Âu là khu vực có tỷ lệ sử dụng rượu, bia cao nhất thế giới, tập trung chủ yếu tại các nước có thu nhập cao.
Tình trạng tiêu thụ đồ uống có cồn tại châu Âu có xu hướng giảm nhẹ, trái ngược với đà tăng vọt ghi nhận tại nhiều nước có thu nhập trung bình như Trung Quốc, Ấn Độ...
Theo báo cáo trên, trong năm 2017, châu Âu và Bắc Mỹ vẫn là 2 khu vực tỷ lệ người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên tiêu thụ đồ uống có cồn cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới.
Điển hình tại Pháp, lượng tiêu thụ đồ uống có cồn trung bình của cả nam và nữ giới là 12 lít, trong đó nam giới tiêu thụ vào khoảng 19 lít, còn nữ giới là 6 lít. Mỹ ghi nhận mức tiêu thụ đồ uống có cồn trung bình ở cả hai giới là dưới 10 lít.
Tại Trung Quốc, mức tiêu thụ đồ uống có cồn trung bình của nam và nữ giới là trên 7 lít. Tuy nhiên, với lượng đồ uống có cồn tiêu thụ tại Trung Quốc tăng gần 70% trong giai đoạn 1990-2017, các nhà nghiên cứu dự báo đến năm 2030, trung bình mỗi người Trung Quốc tiêu thụ hơn 10 lít, vượt Mỹ.
Còn tại Ấn Độ, trong năm 2017, lượng rượu, bia trung bình tiêu thụ tính trên đầu người ở nước này vào khoảng dưới 6 lít.
Song với đà tăng gấp 2 lần so với năm 1990, các nhà nghiên cứu dự báo đến năm 2030, lượng tiêu thụ rượu, bia tính trên đầu người tại đây tăng 50%.
Báo cáo cũng liệt kê Bắc Phi và Trung Đông là hai khu vực tiêu thụ rượu, bia ít nhất thế giới trong năm 2017, chưa tới 1 lít/người/năm.
Trong khi đó, khu vực Trung và Đông Âu là khu vực tiêu thụ nhiều rượu, bia nhất thế giới với lượng tiêu thụ trung bình 12 lít/người/năm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng nặng hình phạt với lái xe sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông
07:18' - 05/05/2019
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ lái xe say rượu gây tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến dư luận bàng hoàng và bức xúc.
-
Kinh tế & Xã hội
Cách nào ngăn chặn tài xế uống rượu bia gây tại nạn giao thông?
14:31' - 03/05/2019
Tại buổi tọa đàm “Cách nào ngăn chặn tài xế uống rượu bia gây tai nạn giao thông?”, các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn tài xế uống rượu bia tham gia giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị tăng mức phạt với người lái xe sử dụng rượu bia
20:41' - 02/05/2019
Ngày 2/5, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Chỉ thị về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến việc sử dụng rượu, bia khi làm nhiệm vụ, điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
-
Đời sống
Nhật Bản kiểm tra việc sử dụng rượu bia của phi công
15:27' - 27/11/2018
Bộ Giao thông và Cơ sở hạ tầng của Nhật Bản ngày 27/11 đã bắt đầu tiến hành kiểm tra đột xuất các văn phòng của Hãng hàng không Nhật Bản (JAL).
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 26/11
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 26/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 26/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Hé lộ những màn trình diễn biến hóa ngoạn mục từ Imagine Dragons và dàn sao Việt
18:43' - 25/11/2024
Trước thềm siêu nhạc hội 8WONDER Winter 2024, những đồn đoán về màn "cởi áo" kinh điển của Dan Reynolds hay khoảnh khắc độc tấu đàn bầu đỉnh nóc của SOOBIN...khiến fan đứng ngồi không yên.
-
Đời sống
Cảnh báo đỏ về lạm dụng kháng sinh toàn cầu
08:35' - 25/11/2024
Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 25/11
05:00' - 25/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 25/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 25/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
THACO Chu Lai trao tặng 37 ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách ở Quảng Nam
10:35' - 24/11/2024
THACO Chu Lai đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Nam, Ban CHQS các huyện, thành phố xây tặng 37 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, với tổng kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 24/11
05:00' - 24/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 24/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 24/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Những điểm mới trong dự thảo Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
15:10' - 23/11/2024
Một trong những điểm mới của dự thảo Thông tư là tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi.
-
Đời sống
Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm gia cầm ở trẻ em
14:21' - 23/11/2024
Các ca bệnh cúm gia cầm ở người, với nguồn lây nhiễm không rõ ràng, được dự báo sẽ tiếp tục xuất hiện.
-
Đời sống
Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
07:48' - 23/11/2024
Một thiếu niên hiện đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện nhi ở Vancouver, Canada sau khi nhiễm virus cúm gia cầm H5N1.