Tìm giải pháp tháo gỡ 4 điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công
Một trong những vấn đề quan trọng được các đại biểu xem xét, thảo luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII lần thứ 20 là tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công. Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, tình trạng giải ngân vốn đầu tư công còn chậm xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà phần lớn là chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà tái định cư còn chậm…
Để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, ngay trong tháng 11/2024 vừa qua, UBND thành phố đã chỉ đạo các đơn vị tập trung triển khai nhiệm vụ trọng tâm đến hết tháng 1/2025 với tinh thần quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất để hoàn thành mức cao nhất giải ngân vốn đầu tư công.
Phân tích “điểm nghẽn”trong giải ngân vốn đầu tư công, Bí thư Quận ủy - Chủ tịch HĐND quận Long Biên Đường Hoài Nam cho biết, thành phố đã phân cấp cho các quận, huyện triển khai dự án cải tạo vườn hoa, công viên. Khi triển khai các dự án giải phóng mặt bằng, quận luôn nhận được đơn, thư khiếu nại của người dân về giá đền bù giải phóng mặt bằng. Đây thực sự là một "điểm nghẽn" lớn mà thành phố cần quan tâm tháo gỡ để các địa phương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Tương tự, theo Bí thư Quận ủy Nam Từ Liêm Nguyễn Quang Hiếu, giải ngân đầu tư công của thành phố từ đầu năm đến nay chưa đạt kế hoạch do vướng mắc về cơ chế, chính sách trong giải phóng mặt bằng; trong đó, việc áp giá đền bù đất của năm 2024 vẫn còn một số bất cập nên chưa tạo được sự đồng thuận của nhân dân. Bí thư Quận ủy Nam Từ Liêm cho rằng, cùng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị thành phố cũng như các đơn vị, việc phân cấp, phân quyền cho các đơn vị trong thực hiện dự án đầu tư công cũng là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh kế hoạch đầu tư công. Đồng tình với nguyên nhân giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến giải ngân vốn đầu tư công, Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Nam phân tích, ngoài nguyên nhân vướng mắc trong giải phóng mặt bằng thì việc thực hiện thủ tục đầu tư còn chậm; chất lượng dự án có vấn đề nên trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh nhiều lần; khi điều chỉnh và phê duyệt mới cũng rất mất thời gian. “Hiện nay, có tình trạng “tiền chờ dự án” không chỉ ở cấp quận, huyện, mà cả ở thành phố do sự chậm trễ trong việc chuẩn bị thủ tục đầu tư cũng như phân cấp trong đầu tư cho các địa phương chưa triệt để” - Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng dẫn chứng. Đánh giá về kết quả giải ngân năm 2024, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chỉ rõ, mặc dù thành phố đã rất nỗ lực cố gắng và thúc đẩy nhưng kết quả giải ngân năm 2024 vẫn đạt thấp, dự báo không đạt mục tiêu 95%. Thành phố sẽ tiếp tục rà soát trên cơ sở ý kiến của các đại biểu tại hội nghị này để triển khai. “Các đại biểu đã nhận diện ra 4 điểm nghẽn của giải ngân vốn đầu tư công; trong đó lớn nhất là giải phóng mặt bằng, mà điểm nghẽn lớn nhất trong giải phóng mặt bằng là xác định nguồn gốc đất. Theo Chủ tịch thành phố thì cần xem xét, thảo luận thêm để có cơ chế xử lý nguồn gốc đất” - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết. Ngoài vướng mắc giải phóng mặt bằng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chỉ rõ điểm nghẽn quan trọng thứ hai là thủ tục chuẩn bị đầu tư. Ngoài thể chế để tháo gỡ thì các chủ đầu tư phải rất chủ động trong chuẩn bị đầu tư. Tại Hội nghị Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII lần thứ 20, Bí thư Thành ủy Hà Nội i Bùi Thị Minh Hoài đã đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp; các dự án có khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, hoàn thiện thủ tục đầu tư chậm. Trong đó, thảo luận kỹ, đưa ra giải pháp đẩy nhanh việc giải ngân, bố trí đủ vốn cho các dự án, tập trung một số vấn đề như: tính khả thi của nguồn vốn kế hoạch đầu tư công năm 2025, nguồn vốn các dự án xây dựng cơ bản tập trung của thành phố, vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài; các dự án chuyển tiếp, các dự án, công trình trọng điểm…Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 đã được điều chỉnh nhiều lần trong thời gian qua, hiện chỉ còn 1 năm để thực hiện, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đại biểu thảo luận, đánh giá khả năng hấp thu vốn, tính khả thi của các dự án để đề xuất giải pháp cắt giảm, điều chuyển vốn trung hạn, tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm của thành phố. Đặc biệt, đưa ra các giải pháp để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, khắc phục cho được tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua.
- Từ khóa :
- hà nội
- vốn đầu tư công
- giải ngân
- giải phóng mặt bằng.
Tin liên quan
-
Tài chính
Kho bac Nhà nước Hòa Bình thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
18:29' - 04/12/2024
Kho bạc Nhà nước Hòa Bình cho biết luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện kiểm soát chi, đảm bảo chi ngân sách nhà nước kịp thời, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công không thể chậm hơn nữa
07:47' - 04/12/2024
Thời gian còn lại để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là 1 tháng thực hiện, 1 tháng giải ngân. Tuy nhiên, việc thực hiện các dự án đầu tư công vẫn gặp nhiều khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài tại các địa phương mới đạt hơn 30%
18:49' - 03/12/2024
Chiều 3/12, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức Hội nghị trực tuyến với 53 địa phương về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 11 tháng và các biện pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
13:38'
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tăng cường kiểm tra, nắm tình hình để kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp xã khi vận hành bộ máy mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
12:31'
Ngày 4/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp và thông qua nhiều nội dung để phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa xây 39 khu tái định cư phục vụ dự án đường sắt Bắc - Nam
11:46'
Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân phải di dời và bố trí tái định cư. Ngoài ra, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.