Tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn cho đến nửa đầu tháng 5/2016
Tháng 4 là tháng đặc biệt nguy hiểm của tình trạng này. TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Đăng Quang, Trưởng phòng dự báo Khí tượng hạn vừa, hạn dài, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương về xâm nhập mặn nơi đây trong những tháng tới.
Phóng viên: Thưa Tiến sỹ Nguyễn Đăng Quang, ông có thể cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình hình khô hạn, xâm nhập mặn khốc liệt đang diễn ra tại Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên hiện nay?
Tiến sỹ Nguyễn Đăng Quang: Chúng ta đã biết thực tế đang diễn ra là tình trạng xâm nhập mặn ở Nam Bộ và hạn hán ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ là rất nghiêm trọng.Theo số liệu chúng tôi đo đạc được, cụ thể như ở Nam Bộ, lượng nước ở đầu nguồn Mê Kông về từ tháng 5/2015 cho đến nay liên tục thấp hơn so với trung bình nhiều năm.
Đây là một trong những lý do gây ra tình trạng thiếu hụt nước, xâm nhập mặn ở khu vực này. Lý do nữa là tình hình mưa ở những khu vực này cũng thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm.
Theo số liệu quan trắc về lượng mưa cho thấy, Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong suốt một thời gian dài vừa qua đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 30-50%.
Điều nguy hiểm là lại thiếu hụt trong chính mùa mưa (mùa mang lại nguồn nước ngọt chính cho khu vực). Mưa giảm và lượng nước trên sông Mê Kông đổ về Nam Bộ cũng giảm mạnh.
Đây là 2 nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn hiện nay.
Phóng viên: Theo ông “sự bất thường” của EL Nino biểu hiện cụ thể thế nào? Tại sao tháng 4/2016 là tháng đặc biệt nguy hiểm của tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn tại Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên?
Tiến sỹ Nguyễn Đăng Quang: Hiện tượng EL Nino xét chi tiết, tỷ mỉ thì thực sự phải tính từ những tháng giữa năm 2014. Đây là một kỳ EL Nino kéo dài kỷ lục, có cường độ rất mạnh.
Một số Cơ quan Khí tượng khác nhau còn cho rằng kỳ EL Nino năm 2015-2016 có cường độ cao hơn so với những năm 1997-1998.
Đối với Việt Nam, trong những năm chịu ảnh hưởng của EL Nino, điều kiện thời tiết, khí hậu ở Việt Nam thường là nóng hơn, khô hạn hơn, diễn biến thực tế của kỳ EL Nino năm nay (2015-2016) đã chứng minh và khẳng định điều đó.
Tức là chúng ta có rất nhiều “kỷ lục mới” về nhiệt độ, nắng nóng, hạn hán, lượng nước trên nhiều lưu vực sông, mưa ở nhiều khu vực thiếu hụt đến 80-90%.
Đây thực sự là điều khó khăn cho cuộc sống của người dân trong sinh hoạt, sản xuất (đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp).
Nhìn chung mùa khô năm nào xâm nhập mặn cũng xuất hiện ở Nam Bộ, nhưng tình trạng xâm nhập mặn năm 2015-2016, cụ thể từ những tháng cuối năm 2015 đến nay là “chưa từng có tiền lệ". Đây là một điểm “bất thường” dưới tác động của EL Nino.
Nhận định của chúng tôi trong thời gian tới là tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn tại Nam Bộ sẽ đặc biệt nguy hiểm trong tháng 4 và nửa đầu tháng 5/2016.
Đến nửa cuối tháng 5 khi gió mùa hè bắt đầu mang mưa về khu vực Nam Bộ thì tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn mới dần được cải thiện./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khô hạn, xâm nhập mặn ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ sẽ kéo dài tới tháng 4
15:06' - 28/03/2016
Ngày 28/3, một chuyên gia của Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương dự báo tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thể vẫn tiếp diễn sẽ trong tháng 4/2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với biến đổi khí hậu: Khảo sát tình hình khô hạn tại Ninh Thuận
21:09' - 11/03/2016
Ngày 11/3, đoàn công tác của Cục Cứu hộ Cứu nạn, thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Cục trưởng Trương Đức Nghĩa dẫn đầu đã đi khảo sát tại các vùng khô hạn ở Ninh Thuận.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự báo thời tiết tháng 3: Khô hạn và xâm nhập mặn vẫn diễn ra gay gắt
18:08' - 01/03/2016
Dự báo thời tiết cả nước trong tháng 3/16: Có khả năng xảy ra từ 1-2 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, tập trung trong khoảng nửa đầu tháng. Đông Nam Bộ tiếp tục nắng nóng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.