Tổng giám đốc Metro Hà Nội khuyến nghị hạn chế đi tàu vào giờ cao điểm để phòng dịch
Lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, sau hai ngày đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác, vận hành từ ngày 6/11, số lượng hành khách đi tàu đạt 79.801 lượt.
Theo đó, ngày đầu tiên có 109 lượt đoàn tàu, chở 25.680 lượt khách; ngày thứ hai có 141 lượt đoàn tàu, chở 54.121 lượt. Ngày thứ 2 tăng gấp đôi so với ngày đầu tiên, trung bình đạt 383 khách/đoàn tàu, bằng gần 40% công suất chở khách của mỗi đoàn tàu (960 khách).
Từ ngày 6 - 20/11, tàu Cát Linh - Hà Đông chở khách miễn phí để quảng bá cũng như tạo cơ hội để người dân tham quan, trải nghiệm tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội và cả nước. Để phục vụ khách tốt hơn, từ ngày 8/11, hành khách đi tàu từ ga Cát Linh được gửi xe máy, xe đạp miễn phí trong 1 tuần.
Tuy nhiên, vấn đề dư luận đặt ra câu hỏi hiện nay là công tác phòng dịch COVID-19 trên các đoàn tàu này ra sao khi mà dịch vẫn diễn biến phức tạp.
Theo ghi nhận của phóng viên, để thực hiện phòng, chống dịch COVID-19, tại các ga tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đều bố trí dung dịch sát khuẩn, khẩu trang miễn phí, đo thân nhiệt hành khách và yêu cầu khách khai báo y tế điện tử hoặc ghi giấy.
Tất cả khách đi tàu, nhân viên nhà ga đều đeo khẩu trang. Trường hợp khách nào không đeo hoặc quên khẩu trang đều được nhắc nhở và cung cấp miễn phí khẩu trang cho khách.
Tuy nhiên, trong nhiều thời điểm ở các ga, đặc biệt là ga đầu tuyến Cát Linh và Yên Nghĩa có lượng khách lớn, hầu hết các chuyến tàu đều có trên dưới 300 người… gây lo ngại về không đảm bảo quy định về phòng chống COVID-19.
Về vấn đề này, ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Metro Hà Nội, việc phòng chống COVID-19 trên tuyến Cát Linh - Hà Đông được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải về phòng, chống dịch trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Cũng theo ông Vũ Hồng Trường, mỗi đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông có sức chở tối đa theo thiết kế là 960 người. Trong hai ngày đầu khai thác trùng vào ngày nghỉ, khách được đi tàu miễn phí nên đông đảo người dân đi tham quan, trải nghiệm đoàn tàu. Tuy vậy, lượng khách thực tế được chở trên tàu đều không vượt quá 50% nên không vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19 hiện hành.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Metro Hà Nội cũng khuyến nghị người dân hạn chế đi tàu vào giờ cao điểm để phòng dịch, đồng thời phải đảm bảo khoảng cách và luôn thực hiện đeo khẩu trang khi đi tàu.
Để phòng dịch COVID-19 tốt hơn, từ ngày 8/11, Metro Hà Nội cũng phối hợp với lực lượng công an điều tiết, giãn sự tập trung đông người ở tầng 1 và tầng 2 các ga; bố trí các đường dẫn để hành khách đi, chờ đợi theo hàng. Tại các nhà ga cũng được bố trí phòng cách ly y tế tạm thời nhằm cách ly trường hợp hành khách có biểu hiện triệu chứng nhiễm dịch COVID-19 (như ho, sốt, khó thở...).
Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05km, đi trên cao và có 12 nhà ga, được đưa vào khai thác, vận hành từ 6/11 và chở khách miễn phí trong 15 ngày đầu tiên, nhằm phục vụ người dân tham quan, trải nghiệm, làm quen với phương thức đi lại bằng tàu điện đô thị. Từ ngày 21/11, bắt đầu áp dụng chở khách có thu tiền.
Giống như vé xe buýt công cộng, vé tàu Cát Linh - Hà Đông được áp dụng cơ chế hỗ trợ giá, nhằm khuyến khích người dân sử dụng. Theo đó, giá vé lượt là 8.000 - 15.000 đồng. Ngoài ra có các hình thức vé ngày (30.000 đồng, đi lại trong ngày, không giới hạn số lượt đi); vé tháng phổ thông (200.000 đồng/vé/30 ngày kể từ ngày phát hành vé), vé tháng ưu tiên cho đối tượng mua theo hình thức tập thể từ 30 người trở lên (140.000 đồng/vé); vé tháng ưu tiên (100.000 đồng/vé/kể từ ngày phát hành vé; dành cho học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp) và vé miễn phí (trẻ em dưới 6 tuổi, người già trên 60 tuổi, người có công, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo).
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chở tối đa 960 hành khách. Vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc khai thác 35km/giờ, thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút.
Khi đưa vào khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5h-23h hàng ngày. Trong 6 tháng đầu tiên, tần suất hoạt động là 10 phút/chuyến tàu dừng đón, trả khách tại các ga./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thực hư thông tin CDC Hà Nội thông báo tìm người trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
21:36' - 07/11/2021
CDC Hà Nội cho biết, tại thời điểm 19 giờ 25 phút ngày 7/11, Trung tâm chưa hề phát đi thông báo tìm người đi trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông như thông tin lan truyền trên mạng.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 25.700 người đi tàu đường sắt Cát Linh-Hà Đông trong ngày đầu khai thác
18:17' - 07/11/2021
Ngày 7/11, Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, trong ngày đầu tiên khai thác (6/11), đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã thu hút hơn 25.680 người dân đi tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Người dân Thủ đô nói gì khi lần đầu trải nghiệm đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông?
12:11' - 06/11/2021
Phóng viên TTXVN ghi nhận cảm giác háo hức của người dân Thủ đô trong ngày "lịch sử" tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của cả nước và của Thủ đô Hà Nội đi vào khai thác sau 10 năm xây dựng
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.