Tổng thống Mỹ "chĩa mũi nhọn" vào Ấn Độ và Brazil về thương mại
Sau khi thông báo về thành công của cuộc tái đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng ngày 1/10, ông Trump chỉ trích các chiến thuật thương mại của Ấn Độ và Brazil, mô tả hai nước này "có lẽ là kinh khủng nhất thế giới về chủ nghĩa bảo hộ". Theo ông Trump, Ấn Độ đánh thuế “cao khủng khiếp" đối với hàng hóa Mỹ.
Ông cho biết đã trao đổi với lãnh đạo Ấn Độ về vấn đề thuế quan và phía New Delhi đảm bảo rằng các khoản thuế này sẽ được giảm đáng kể. Ông cũng cho biết thêm Ấn Độ muốn bắt đầu đối thoại “ngay lập tức” với Mỹ về thương mại.
Hiện Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chưa đưa ra bình luận gì. Gần đây, Chính phủ Ấn Độ đã tăng thuế nhập khẩu đối với ngày càng nhiều hàng hóa khi họ đang thúc đẩy chương trình “Made in India ( tạm dịch :"Sản xuất tại Ấn Độ"). Sau khi chỉ trích Ấn Độ, ông Trump quay sang Brazil - nền kinh tế lớn thứ hai ở Nam Mỹ. Ông nói: "Nếu bạn hỏi các công ty, họ sẽ nói rằng Brazil nằm trong số những nước khó làm ăn nhất trên thế giới".Brazil là một trong những nền kinh tế lớn nhưng có độ mở thấp trên thế giới. Trong thời gian gần đây, chính phủ nước này cũng có những căng thẳng với chính quyền Tổng thống Trump về vấn đề thương mại trong lĩnh vực sản xuất ethenol và thép.
Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại thương Brazil Abrao Neto cho biết trong 10 năm trở lại đây, Mỹ đã hưởng thặng dư thương mại với Brazil trị giá 90 tỷ USD riêng về hàng hóa, và 250 tỷ USD về hàng hóa và dịch vụ.Ông Neto cũng nhấn mạnh rằng Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Brazil, chỉ sau Trung Quốc, và hai nước đã có một quan hệ thương mại "chiến lược và bổ sung lẫn nhau" đang ngày một cải thiện.
Liên quan đến Trung Quốc, cũng trong phát biểu trên, Tổng thống Trump khẳng định "vẫn còn quá sớm” để đàm phán với Bắc Kinh về một thỏa thuận thương mại. Theo ông, các mức thuế của Mỹ vẫn chưa thể hiện đủ sức ép để buộc Bắc Kinh nhượng bộ trên bàn đàm phán.Ông cho biết: “Trung Quốc rất muốn đối thoại. Tôi nói với họ rằng ‘thật sự vẫn còn quá sớm để đàm phán’. Về mặt chính trị, nếu quá vội vàng, bạn sẽ không thể đạt một thỏa thuận phù hợp cho đất nước cũng như người lao động của mình”.
Cho đến nay, Mỹ liên tục sử dụng biện pháp áp thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm gây áp lực, buộc Bắc Kinh thực hiện những thay đổi sâu rộng về thương mại, chuyển giao công nghệ và chính sách trợ cấp cho ngành công nghiệp công nghệ cao.Mới đây nhất, từ ngày 24/9, Washington chính thức áp thuế 10% với các loại hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, và đe dọa sẽ áp thuế mới đối với tất cả các loại hàng hóa của Trung Quốc xuất sang Mỹ. Bắc Kinh cũng đáp trả với việc áp mức thuế tương ứng lên 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Đầu năm nay, hai bên đã có những động thái "ăn miếng trả miếng" khi áp thuế với gói hàng hóa trị giá 50 tỷ USD của mỗi bên./.
>>>Đâu là mô hình đàm phán thương mại tương lai của Mỹ- Từ khóa :
- tổng thống mỹ
- tranh chấp thương mại
- ấn độ
- brazil
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo tranh chấp thương mại khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu u ám
08:16' - 02/10/2018
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde ngày 1/10 cho rằng các tranh chấp thương mại và thuế quan đang bắt đầu khiến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu u ám.
-
Kinh tế Thế giới
IMF, WB và WTO kêu gọi tăng cường hội nhập thương mại
13:44' - 01/10/2018
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) kêu gọi các nước tăng cường hội nhập thương mại nhằm tiếp thêm sinh lực cho hệ thống thương mại đa phương.
-
Kinh tế Thế giới
Hình bóng "Chiến tranh lạnh" trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ
09:11' - 01/10/2018
Ngày 24/9 vừa qua, Trung Quốc và Mỹ cùng thực hiện biện pháp tăng thuế nhằm vào hàng hóa của nhau, đánh dấu cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ chính thức bước vào giai đoạn hai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc phản ứng sau khi Nhà Trắng thông báo tăng thuế lên 245%
22:45' - 16/04/2025
Ngày 16/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm đã phản ứng chính thức trước việc Nhà Trắng tuyên bố hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ phải chịu thuế quan tổng cộng 245%.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh giảm so với dự kiến
16:20' - 16/04/2025
Lạm phát tại Anh tháng 3 đã giảm xuống còn 2,6%, phần nào giúp giảm áp lực cho Ngân hàng trung ương Anh (BoE) khi chuẩn bị ứng phó với tác động kinh tế từ thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bổ nhiệm trưởng đoàn đàm phán thương mại mới
15:20' - 16/04/2025
Chính phủ Trung Quốc ngày 16/4 đã bổ nhiệm ông Lý Thành Cương (Li Chenggang) làm trưởng đoàn đàm phán thương mại, thay Thứ trưởng Thương mại Vương Thụ Văn (Wang Shouwen).
-
Kinh tế Thế giới
4 trụ đỡ giúp kinh tế Mỹ tránh được suy thoái
14:23' - 16/04/2025
Theo các chiến lược gia Wells Fargo, có bốn yếu tố mang lại tia hy vọng cho kinh tế Mỹ trong bối cảnh bất ổn gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc đàm phán thương mại
13:06' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Trung Quốc đàm phán về vấn đề thương mại sau khi Trung Quốc được cho là đã từ chối một thỏa thuận lớn với tập đoàn sản xuất máy bay Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản khởi động “ngoại giao Expo”
11:01' - 16/04/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã gặp Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdymukhamedov nhân dịp tham dự lễ khai trương gian hàng tại Triển lãm quốc tế Osaka Kansai 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump siết chặt chính sách nhập cư
11:01' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/4 đã ký một bản ghi nhớ về việc ngăn chặn người nhập cư trái phép và những người không đủ điều kiện nhận trợ cấp theo Đạo luật An sinh xã hội của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc
11:00' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc vốn đang ở mức rất cao.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tìm kiếm "lá bài chủ chốt" để đàm phán thuế quan với Mỹ
10:21' - 16/04/2025
Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch đánh giá tính khả thi của dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Alaska của Mỹ.