Tổng thống Mỹ công bố những ưu tiên hàng đầu trong chính sách nhập cư
Theo đó, những ưu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump bao gồm việc xây dựng bức tường biên giới gây tranh cãi, đẩy nhanh việc trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp và tăng mạnh số nhân viên thực thi chính sách nhập cư.
Đứng đầu danh sách những đề xuất về chính sách nhập cư của Nhà Trắng là vấn đề "an ninh biên giới", bao gồm việc xây dựng một bức tường lớn dọc biên giới phía Nam giữa Mỹ và Mexico. Tổng thống Trump từng cam kết sẽ buộc Mexico phải thanh toán chi phí xây dựng bức tường này, song phía Mexico đã bác bỏ.
Ông Trump cũng đề xuất tăng mạnh số nhân viên thực thi pháp luật, gồm tuyển thêm 10.000 nhân viên và 1.000 luật sư cho Cơ quan di trú và hải quan Mỹ (ICE), 300 công tố viên liên bang và 370 thẩm phán về vấn đề di trú.
Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng cũng chủ trương ngăn những người nhập cư bảo lãnh các thành viên khác trong gia đình để đến Mỹ, đồng thời hạn chế việc cấp thẻ xanh cho các cặp vợ chồng cùng con cái của họ.
Trước các nghị sĩ Quốc hội, Tổng thống Trump cho biết sẽ ủng hộ các biện pháp bảo vệ hàng trăm nghìn người nhập cư vị thành niên, vốn được đưa đến Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ, khỏi bị trục xuất nếu dự luật nhập cư mới bao gồm những vấn đề ưu tiên mà ông đề xuất.
Trong bức thư gửi lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện được Nhà Trắng công bố sau đó, ông Trump cũng nói rõ những ưu tiên trên là kết quả của "việc xem xét toàn diện tất cả các chính sách nhập cư" mà ông đã chỉ thị để "xác định những biện pháp cải cách nào là cần thiết đối với kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ".
Ông nhấn mạnh các đề xuất trên phải được đưa vào các dự luật liên quan đến "Chương trình Trì hoãn hành động đối với người nhập cư Mỹ khi còn nhỏ” (DACA), nếu không dòng người di cư và nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ vẫn tiếp diễn.
Danh sách đề xuất của Tổng thống Trump ngay lập tức đã vấp phải sự chỉ trích của thủ lĩnh phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer và Thủ lĩnh phe thiểu số tại Hạ viện Nancy Pelosi.
Trong một tuyên bố chung, hai nghị sĩ này chỉ trích các đề xuất trên cho thấy chính quyền không nỗ lực hướng tới sự thỏa hiệp hay thực sự nghiêm túc muốn bảo vệ những người nhập cư trẻ tuổi đang mang trong mình "giấc mơ Mỹ".
Họ cũng cho rằng một số đề xuất, như việc xây bức tường biên giới, không nằm trong nội dung đàm phán và có thể sẽ làm chệch hướng các cuộc đàm phán về một dự luật nhằm bảo vệ những người nhập cư vị thành niên theo DACA đang diễn ra.
Chương trình DACA được thông qua theo sắc lệnh hành chính năm 2012 của cựu Tổng thống Barack Obama cho phép cư trú tạm thời và các ưu tiên việc làm đối với những đối tượng đến Mỹ bất hợp pháp khi chưa đủ 16 tuổi.
Tháng trước, Tổng thống Trump đã quyết định bãi bỏ DACA và để cho Quốc hội có 6 tháng bàn thảo nhằm nghiên cứu dự luật thay thế. Với quyết định này, hàng trăm nghìn người nhập cư đang ở độ tuổi 20 sẽ có từ 6 đến 24 tháng trước khi chính thức bị coi là nhập cư bất hợp pháp và phải đối mặt với lệnh trục xuất.
Quyết định đã vấp phải sự phản đối của dư luận trong nước và các nước khu vực Mỹ Latinh như Mexico, El Salvador, Guatemala và Honduras - vốn có số lượng lớn công dân thuộc diện được DACA bảo trợ.
Theo thống kê, số người nhập cư trẻ tuổi đăng ký tại Mỹ hiện là khoảng 800.000 người, nhưng ước tính còn một số lượng tương đương những người nhập cư trẻ tuổi không đăng ký với chính quyền./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cân nhắc lựa chọn quân sự đối với Triều Tiên
08:21' - 09/10/2017
Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump cho rằng các thỏa thuận và các cuộc đàm phán đã khiến những nhà đàm phán Mỹ trở thành những "kẻ ngốc". Ông nhấn mạnh “chỉ có một cách duy nhất”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ngừng mọi dịch vụ cấp thị thực không nhập cư tại Thổ Nhĩ Kỳ
07:40' - 09/10/2017
Ngày 8/10, phái bộ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã ngừng mọi dịch vụ cấp thị thực không nhập cư tại tất cả các cơ sở ngoại giao của Mỹ tại nước này
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nói về "phương án duy nhất" giải quyết vấn đề Triều Tiên
10:51' - 08/10/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cập đến "phương án duy nhất" có thể giải quyết thế bế tắc hiện nay trong vấn đề hạt nhân của quốc gia Đông Á này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.