TP Hồ Chí Minh: Cần làm gì khi triều cường gây ngập nước ngày càng cao?
Thực trạng này đòi hỏi Thành phố Hồ Chí Minh cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết hiệu quả vấn đề ngập nước do triều cường.
Nếu những năm trước, triều cường tại Thành phố Hồ Chí Minh thường ở mức thấp, mực nước triều chỉ dâng cao vào những tháng cuối năm thì hiện triều cường xuất hiện quanh năm, thường xuyên vượt mức báo động 3, có khi lên trên 1,7 m, gây ngập rất nhiều khu vực.
Ngoài một số địa bàn trũng thấp thường xuyên bị ảnh hưởng bởi triều cường như khu vực Quận 4, Quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, các tuyến đường Huỳnh Tấn Phát, Lương Định Của, Trần Xuân Soạn, Lê Văn Lương... hiện nay triều cường dâng cao có thể gây ngập nhiều tuyến đường thuộc Quận 1 vốn là khu vực ở vị trí cao, được trang bị đầy đủ hệ thống thoát nước. Lý giải về diễn biến bất thường của triều cường, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá, chuyên gia môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Triều cường diễn biến ngày càng bất thường là do nhiều nguyên nhân, trong đó có biến đổi khí hậu. Hậu quả của biến đổi khí hậu là tạo nên nước biển dâng; nước biển dâng sẽ tạo nên triều cường, có những điểm rất biến động, năm sau cao hơn năm trước.Do quá trình đô thị hóa nhanh làm cho triều cường vốn được gọi là "triều lành" trở thành "triều dữ" với nhiều bất thường, có nơi dâng cao, có nơi tạo thành những xoáy nước gây ngập nghiêm trọng.
Nhằm giải quyết vấn đề ngập nước do triều cường, Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có dự án "Giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng.Theo ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước, Trung tâm điều hành Chương trình Chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh, mục tiêu của dự án là giải quyết vấn đề ngập do triều cường trên địa bàn thành phố với diện tích khoảng 570 km2 và hỗ trợ thoát nước cho hệ thống thoát nước hiện hữu khi mưa lớn kết hợp triều cường cao.
Quy mô chính của dự án là đầu tư xây dựng 6 cống kiểm soát triều lớn gồm các cống Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định và xây dựng 68 cống nhỏ dưới đê bao, 78 đê bao sung yếu khu vực sông Sài Gòn.
Đánh giá về những công trình chống ngập do triều cường đang được thực hiện, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá nhận định: Việc thi công những công trình lớn chống ngập do triều cường tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa mang lại hiệu quả thực tế.Việc đắp đê ngăn triều chỉ mang tính chất cục bộ vì hệ thống kênh rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh chằng chịt, nếu xây đê, cống đập chặn chỗ này thì nước triều sẽ tràn vào chỗ khác. Vì vậy, cần có các giải pháp và công trình đồng bộ mới giải quyết được vấn đề ngập do triều cường.
Ông Lê Huy Bá đã nghiên cứu và đến Hà Lan tìm hiểu, làm việc với các chuyên gia Hà Lan về vấn đề chống ngập tại đất nước này. Theo ông Lê Huy Bá, Hà Lan là đất nước có địa thế thấp hơn mực nước biển từ 0,5 - 1 m, nước triều bình thường vẫn có thể gây ngập.Để chống ngập, Hà Lan xây dựng một đê bao vững chắc, bên trong phân ra khu trũng nhất rồi đến khu trũng vừa và khu trên cao, ở từng khu đặt máy bơm vận hành tự động, khi nước ngập máy bơm sẽ vận hành bơm nước từ các khu trũng thấp lên khu cao hơn rồi bơm ra ngoài.
Bên cạnh đó, ở đê bao có 2 cánh cổng lớn, khi nước triều dâng lên thì hai cánh cổng này tự động đóng khít lại với nhau không cho nước triều vào, khi triều rút thì cổng tự mở ra để thoát nước từ bên trong ra ngoài. Tuy nhiên, để làm được hệ thống ngăn triều như Hà Lan lại cần có nguồn vốn lớn, đầu tư đồng bộ, trình độ khoa học kỹ thuật cao và vận hành hoàn toàn tự động. Ông Lê Huy Bá cho rằng: Để học tập kinh nghiệm chống ngập của Hà Lan, vận dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh, cần xây dựng những đô thị vệ tinh ở vùng cao phía Tây Bắc, Đông Bắc đi về hướng huyện Củ Chi, Hóc Môn và những khu vực giáp với tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, vì đây là những khu vực cao ráo, ít bị ngập.Cơ quan chức năng cần hạn chế tối đa quá trình đô thị hóa nhanh ở khu vực Đông Tây, Tây Nam của thành phố, tích cực quy hoạch, xây dựng những hồ điều tiết nước tự nhiên tại chỗ và ở khu vực gần nội đô để chứa nước khi nước triều dâng cao./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Tp. Hồ Chí Minh: Triều cường lên cao, đường phố thành “sông” với dòng nước cuồn cuộn
21:48' - 19/12/2017
Chiều tối 19/12, tại Tp.Hồ Chí Minh, triều cường vượt mức báo động 3 đã gây ngập nhiều khu vực trũng, nhiều tuyến đường biến thành “sông” với dòng nước cuồn cuộn khiến giao thông bị ảnh hưởng nặng.
-
Kinh tế & Xã hội
Thông tin chính thức về những thiệt hại do triều cường dâng cao kỷ lục ở Bạc Liêu
18:16' - 14/12/2017
Thông tin triều cường dâng làm thiệt hại nặng đến diện tích nuôi trồng thủy sản là chưa chính xác, gây dư luận không tốt ở địa phương.
-
Kinh tế & Xã hội
Triều cường vượt báo động 3 gây ngập nhiều vùng trũng thấp
09:30' - 06/12/2017
Sáng 6/12, triều cường tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt đỉnh vượt mức báo động 3, gây ngập nhiều vùng trũng thấp, khiến giao thông một số nơi bị ùn ứ kéo dài.
-
Kinh tế Việt Nam
Triều cường ở Nam Bộ đang lên nhanh, nguy cơ ngập lụt sâu
12:04' - 01/12/2017
Ngày 1/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cảnh báo mực nước sông Cửu Long và sông Sài Gòn đang lên nhanh theo triều.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:43'
Sáng 24/5, Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước theo nghi thức Quốc tang đã được tổ chức trọng thể tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mới trong họp tác dệt may Việt Nam - Ấn Độ
08:02'
Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước cơ hội hợp tác chiến lược mới khi hai bên có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay (24/5) Quốc hội thảo luận về cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội
07:59'
Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương-Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc
07:55'
TTXVN xin giới thiệu bài viết "Đồng chí Trần Đức Lương-Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc" của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ treo cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng trường Ba Đình
06:45'
Đúng 6 giờ sáng 24/5, nghi lễ treo băng tang lên lá quốc kỳ và thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình được thực hiện, bắt đầu Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày 24 và 25/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.