Tp. Hồ Chí Minh tập trung cải thiện các chỉ số tăng trưởng
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh tháng 7 tiếp tục đà tăng trưởng tuy nhiên vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn thách thức. Để cải thiện các chỉ số tăng trưởng trong những tháng cuối năm, Tp. Hồ Chí Minh sẽ tập trung tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp từng lĩnh vực và triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh.
Đây là nội dung được thông tin tại phiên họp kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 8/2023 của UBND Tp. Hồ Chí Minh diễn ra ngày 1/8.
Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh thông tin, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7 năm 2023 ước tính tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022.Trong số đó, công nghiệp khai khoáng tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 17,7% so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2% so với tháng trước và tăng 6,5% so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện giảm 0,4% so với tháng trước nhưng tăng 7,9% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2023, chỉ số IIP trên địa bàn thành phố tăng 2,4% so với cùng kỳ.
Đối với ngành công nghiệp cấp II, có 19/30 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng tăng so với cùng kỳ. Trong số đó, một số ngành có mức tăng cao như: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 25,4%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 23,4%; sản xuất xe có động cơ tăng 22,7%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 21,2%. Trong khi đó, 4 ngành công nghiệp trọng điểm có chỉ số sản xuất trong 7 tháng tăng 5,4% so với cùng kỳ. Cụ thể, ngành hóa dược tăng 17,3%, ngành cơ khí tăng 6,5%; ngành sản xuất hàng điện tử tăng 4,2%; ngành lương thực thực phẩm và đồ uống giảm 5,8%.Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 7 năm 2023 ước tính tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ cho thấy tín hiệu tích cực về sự phục hồi của ngành công nghiệp thành phố.
Tình hình doanh nghiệp, tính đến ngày 20/7, thành phố đã cấp phép thành lập 27.664 doanh nghiệp với vốn đăng ký đạt 261.167,1 tỷ đồng, tăng 9,3% về giấy phép nhưng giảm 14,1% về vốn so với cùng kỳ.Về giải ngân đầu tư công, tính đến hết tháng 7/2023, vốn đầu tư thực hiện xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn từ nguồn ngân sách do địa phương quản lý ước thực hiện 20.295,5 tỷ đồng, tăng 45,3% so với cùng kỳ. Đối với vốn do Trung ương phân bổ, ước đến hết 7/2023 giải ngân đạt 19.153,2 tỷ đồng, đạt 28% so với kế hoạch thực hiện.
Mặc dù đạt được những kết quả trên nhưng kinh tế Tp. Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Một số ngành sản xuất tiếp tục giảm sâu như sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 21,7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 16,9%; sản xuất trang phục giảm 13,4%; sản xuất đồ uống giảm 12,7%.Đối với ngành công nghiệp truyền thống, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 7 tháng giảm 9,8% so với cùng kỳ; trong đó sản xuất trang phục giảm 13,5%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 9,3%... Thu ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm vẫn giảm 6,1% so với cùng kỳ; trong đó thu nội địa giảm 3%, thu từ dầu thô giảm 13%, thu từ xuất nhập khẩu giảm 11,6%.
Theo Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, trong tháng 8 và những tháng cuối năm 2023, Tp. Hồ Chí Minh phải tiếp tục tập trung thực hiện các các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh một cách đồng bộ, hiệu quả. Cụ thể, trong số 323 nội dung về các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh, còn 115 nội dung chưa được giải quyết; trong đó, với lĩnh vực bất động sản còn 48 dự án có vướng mắc nội dung thuộc Sở Xây dựng, 30 dự án có vướng mắc liên quan Sở Tài nguyên Môi trường, 16 nội dung thuộc uỷ ban.Từ tháng 8/2023, các sở, ngành liên quan và UBND sẽ tổ chức các buổi làm việc giải quyết lần lượt các vấn đề tồn đọng định kỳ mỗi tuần hoặc hai tuần và công bố kết quả lên website của thành phố để doanh nghiệp theo dõi.
Liên quan đến tốc độ giải ngân đầu tư công, ông Phan Văn Mãi cho rằng những tháng gần đây có tiến triển tốt hơn nhưng vẫn chưa đạt tiến độ đề ra. Do đó các sở, ngành liên quan phải tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư phải rà soát lại tiến độ, trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu; chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ cho các dự án, công trình trọng điểm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức hoàn thiện hệ thống metro Tp. Hồ Chí Minh
21:45' - 31/07/2023
Gần 20 năm qua, Tp. Hồ Chí Minh cơ bản làm xong khoảng 20 km đường sắt đô thị. Để hoàn thiện 200 km còn lại trong 12 năm tới, thành phố phải có cách làm mới, đột phá và khác biệt.
-
Ngân hàng
Tp. Hồ Chí Minh xây dựng đề án thí điểm vay tín chấp học sinh, sinh viên
17:19' - 31/07/2023
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án cho vay tín chấp học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố.
-
Chuyển động DN
Thị trường khách sạn Thành phố Hồ Chí Minh phục hồi hơn 92%
15:45' - 31/07/2023
Thành phố Hồ Chí Minh có doanh thu lưu trú cao nhất Việt Nam, đạt hơn 5.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023, tăng 25% theo năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa
15:35'
Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang được điều động, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về việc lập, thẩm định đối với dự án đầu tư công
11:40'
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, các trường thông tin, dữ liệu, mẫu biểu báo cáo trên Hệ thống để tổng hợp, rà soát, đánh giá thông tin, dữ liệu nhập lên Hệ thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ: Tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững
10:46'
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Báo cáo thẩm định về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ (Nam Định), mở ra tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững, đa ngành cho phía Nam của tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường lao động cuối năm còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ
08:43'
Thị trường lao động vì vậy tiếp tục ghi nhận nhiều yếu tố tích cực. Tuy nhiên từ nhu cầu tuyển dụng cũng như nguồn cung lao động cho thấy còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai: Tăng cường kích cầu, đưa hoạt động du lịch trở về đúng quỹ đạo
07:52'
Dù đang là thời điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất trong năm, nhưng lượng khách đến Lào Cai vẫn chưa đạt kỳ vọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn tích cực xây dựng các dự án thúc đẩy kinh tế cửa khẩu
07:00'
Tỉnh Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia và 9 cửa khẩu phụ tiếp giáp với Trung Quốc, cùng với hệ thống đường sắt, đường bộ rất thuận tiện nối liền các trung tâm kinh tế lớn trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Ưu tiên hướng tuyến thẳng nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất
21:33' - 01/11/2024
Cần nhất quán nguyên tắc ưu tiên hướng tuyến thẳng nhất, bằng nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất, thuận lợi cho việc nâng cấp sau này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế ưu đãi thu hút hàng hóa container qua cảng biển
20:35' - 01/11/2024
Đại diện Cảng Quốc tế Long An đề xuất tỉnh ban hành cơ chế chính sách ưu đãi thu hút hàng container vào cảng; đồng hành trong việc tạo chân hàng container và điều tiết luồng hàng về cảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng vọt khi chuỗi cung ứng thay đổi
18:39' - 01/11/2024
Theo trang nikkei.com ngày 31/10, Việt Nam ghi nhận xuất khẩu sang Mỹ trong quý II/2024 tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ hai trong khu vực ASEAN sau Philippines với mức tăng 35%.