Tp. Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
Phần lớn các doanh nghiệp này đều tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao theo định hướng phát triển ngành nông nghiệp thành phố.
Nhiều mô hình hiệu quả
Trong thời gian gần đây, Nông Phát là một cái tên được nhắc nhiều tại các hội nghị liên quan đến vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Tp. Hồ Chí Minh. Đây là một doanh nghiệp tuy mới đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng bước đầu đã đạt được kết quả khả quan.Trên diện tích 2,3 ha (tại ấp 7, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh), doanh nghiệp này đã đầu tư trồng dưa lưới theo quy trình VietGAP ứng dụng công nghệ cao, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Với quan niệm tiết kiệm bằng cách tăng giá trị sản phẩm chứ không phải cắt giảm chi phí, Nông Phát đã ứng dụng công nghệ cao vào các khâu sản xuất, từ việc lựa chọn hạt giống, gieo trồng trên giá thể, kiểm soát dinh dưỡng, phòng ngừa cách ly mầm bệnh…Các khâu này đều được theo dõi trên phần mềm điều khiển thông minh, thông qua hệ thống theo dõi Smartphone và dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Ông Trang Quốc Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp kỹ thuật cao Nông Phát cho biết, với công nghệ trên, chi phí đầu tư ban đầu hơi cao, khoảng 530 triệu/1.000m2. Tuy nhiên, lợi nhuận trung bình có thể lên tới 800-1.000 triệu đồng/ha/năm. Theo ông Dũng, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp mang lại năng suất rất lớn, có thể giúp cây trồng giảm thiểu được sâu bệnh, mất mùa. Từ đó, có thể đưa ra sản phẩm chất lượng tốt, hoàn toàn cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của quốc tế. Hiện sản phẩm dưa lưới của doanh nghiệp này đã xuất khẩu ổn định sang một số thị trường khó tính như Singapore, Dubai, Nhật Bản… với giá cả ổn định từ 45.000-48.000 đồng/kg. Ngoài sản phẩm dưa lưới các loại, công ty này cũng đang mở rộng diện tích để sản xuất một số loại rau ăn lá cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Một mô hình đầu tư nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao khác ở Tp. Hồ Chí Minh cũng khá thành công trong thời gian gần đây. Đó là việc Công ty cổ phần Kỹ thuật sinh học nông nghiệp Sài Gòn áp dụng thành công công nghệ Biofloc vào nuôi tôm thẻ chân trắng và sử dụng thiết bị công nghệ cao - máy tạo bọt khí micro nano oxygen, hệ thống quan trắc tự động… ở xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ), góp phần “giải toả” nỗi lo dịch bệnh trên tôm. Ông Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Công ty cổ phần Kỹ thuật sinh học nông nghiệp Sài Gòn cho biết, nhờ áp dụng công nghệ cao, liên tục các vụ tôm từ năm 2016 đến nay đều cho kết quả khả quan, khoảng 50 tấn/ha/vụ, kích cỡ 30 - 40 con/kg. Lợi nhuận gần như 1 lãi 1.Không những vậy, kết quả kiểm tra các mẫu cho thấy 100% sản phẩm đều đạt không kháng sinh, không chất cấm... Công nghệ này như là lời giải cho việc mở ra hướng sản xuất bền vững, an toàn thực phẩm.
Không chỉ riêng 2 doanh nghiệp trên, việc đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang là hướng phát triển kinh tế của các quận, huyện vùng ven ở Tp. Hồ Chí Minh. Tại huyện Củ Chi, UBND huyện này đã phối hợp với Ban Quản lý Nông nghiệp công nghệ cao thành phố triển khai ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Theo ông Lê Đình Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, chỉ tính riêng trong năm 2017, trên địa bàn huyện có 26 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 303,5ha, tăng 285,3ha so với năm 2016.Các mô hình này tập trung sản xuất rau an toàn, bò sữa, hoa lan, cây cảnh… phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên kinh tế huyện.
Tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn Theo ông Trần Tấn Quý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh, kể từ khi Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 35 về việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, trong vòng 2 năm qua gần đây, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn thành phố cũng tăng lên đáng kể.Năm 2017, đã có hơn 300 doanh nghiệp nông nghiệp mới được thành lập, đưa số lượng doanh nghiệp nông nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn lên khoảng 1.300 doanh nghiệp.
Kết quả này cũng giúp thành phố tiến gần đến mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 500.000 doanh nghiệp; trong đó có ít nhất 1.500 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Quý cho biết, ngoài các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hiện Tp. Hồ Chí Minh có 4 Quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố đang còn hiệu lực thi hành liên quan đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động.Mới đây, Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 655/QĐ-UBND ngày 12/2/2018 quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 7/12/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về ban hành quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2020.
Điểm chung của các chính sách này là thành phố sẵn sàng đầu tư và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nông nghiệp cũng như khuyến khích hình thành các hợp tác xã nông nghiệp, nhất là mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao. Dù có nhiều chính sách hỗ trợ, cho doanh nghiệp nông nghiệp vay đầu tư sản xuất, tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn.Đại diện một số công ty nông nghiệp cho biết, ngay khi đầu tư vào lĩnh vực này, công ty đã tới một số ngân hàng trình bày dự án hoặc mời đại diện ngân hàng đến tham quan trang trại để đặt vấn đề vay vốn.
Tuy nhiên, ngân hàng nào cũng đòi hỏi tài sản thế chấp, còn quy mô trang trại, thiết bị công nghệ cao… lại không chấp nhận. Điều này khiến doanh nghiệp rất khó mở rộng sản xuất cũng như đầu tư công nghệ một cách bài bản, hoàn chỉnh.
Trước tình hình này, đầu năm 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những bất cập trong vấn đề này. Ông Trần Đình Cường, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, để tiếp cận được nguồn vốn vay của các ngân hàng, các doanh nghiệp nông nghiệp cần phải minh bạch sổ sách thu chi; đảm bảo các khâu từ mua vật liệu, trả lương, hợp đồng kinh doanh tiêu thụ… được giao dịch qua ngân hàng. Chỉ cần chứng minh có dòng tiền “chảy qua” bất kỳ ngân hàng nào thì sẽ được vay. Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh cũng cho biết, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.Để tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn vay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đề xuất Ngân hàng Nhà nước triển khai một số mô hình cho vay tại Tp. Hồ Chí Minh theo cơ chế đặc thù để thực hiện thí điểm.
Đồng thời, sẽ tiếp tục mở các khóa đào tạo nhân lực, kỹ năng sản xuất công nghệ… để nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp khởi nghiệp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh tốt có thể tiếp cận vốn vay dễ hơn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp?
08:39' - 04/05/2018
Hiện, số doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất nhỏ bé. Một trong những nguyên nhân các doanh nghiệp chưa thực sự mặn mà là thể chế thị trường hoạt động chưa đủ mạnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Có thể làm giàu từ nông nghiệp an toàn
17:24' - 30/04/2018
Các chuyên gia nông nghiệp cũng khẳng định: Làm nông nghiệp hoàn toàn có thể làm giàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt Đề án phát triển 15.000 Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã nông nghiệp
20:39' - 27/04/2018
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển 15.000 Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
18:09' - 27/04/2018
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.