Tp. Hồ Chí Minh thu ngân sách tăng, nhưng chưa bền vững
Tuy nhiên, hoạt động thu ngân sách trên địa bàn dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cộng đồng doanh nghiệp.
Theo số liệu của UBND Tp. Hồ Chí Minh, trong quý 1/2022, tổng thu ngân sách nhà nước (không kể số bổ sung từ quỹ dự trữ tài chính) ước thực hiện 121.037 tỷ đồng, đạt 31,31% dự toán và tăng 9,41% so với cùng kỳ. Trong số đó, thu nội địa ước thực hiện 89.527 tỷ đồng, đạt 33,15% dự toán, tăng 10,42% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện 31.500 tỷ đồng, đạt 27,04% dự toán, tăng 6,65% so với cùng kỳ.
Kết quả trên được xem là khởi đầu tốt đẹp của Tp. Hồ Chí Minh trong hoạt động thu ngân sách năm 2022, thể hiện kế hoạch, định hướng phục hồi kinh tế của thành phố đã đạt hiệu ứng tích cực, song tình hình thu ngân sách vẫn chưa thực sự bền vững. Mặc dù tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố trong quý 1/2022 tăng 9,4% so với cùng kỳ nhưng phần thu ngân sách liên quan đến thuế sản phẩm lại tăng khá thấp. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,33% so với cùng kỳ, chỉ đóng góp 2,2% vào tốc độ tăng GRDP thành phố. Ngân sách thành phố trong quý 1 tăng chủ yếu vẫn là nhờ khoản thu từ bất động sản và giá dầu thô tăng mạnh. Chẳng hạn, trong 2 tháng đầu năm, ngân sách thành phố ghi nhận một số khoản thu phát sinh thu đột biến từ tiền sử dụng đất đạt 8.884 tỷ đồng, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái, do các công ty thực hiện nộp tiền sử dụng đất 1 lần ngay từ đầu năm.Hay khoản thu ngân sách khác ghi nhận hơn 915 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ phát sinh khoản thu đặt cọc 658 tỷ đồng trong cuộc đấu giá 4 lô đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Tp.Thủ Đức).
Trong khi đó, số thu từ hoạt động kinh tế lại ghi nhận giảm đáng kể ở một số khu vực. Cụ thể, thu từ khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 23.295 tỷ đồng trong quý 1, đạt 34,6% dự toán, song đã giảm 10,3% so với cùng kỳ. Tương tự, thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 18.703 tỷ đồng, đạt 34,6% dự toán, cũng giảm tới 6,2%... Theo bà Phạm Thị Hồng Hà, Giám đốc Sở Tài chính Tp. Hồ Chí Minh, trong quý 1, số thu từ khu vực kinh tế dù đã đạt 31,09% dự toán đề ra, nhưng lại giảm tới 5,49% so với cùng kỳ. Điều này đã đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho ngành tài chính cũng như thành phố trong việc phải tập trung tăng cường các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân, cải thiện môi trường đầu tư… Qua đó, tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế của thành phố có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong các quý còn lại. Ngoài ra, một loạt chính sách mà Quốc hội và Chính phủ mới ban hành nhằm giảm thuế, lệ phí… hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sẽ tác động không nhỏ đến số thu ngân sách. Ông Lê Duy Minh, Cục trưởng Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh cho biết, số thu nội địa trên địa bàn có thể bị ảnh hưởng đáng kể, do một số chính sách tài khóa lớn hỗ trợ cho nền kinh tế phục hồi mới có hiệu lực. Cụ thể, Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15; trong đó có hướng dẫn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% có hiệu lực từ đầu tháng 2/2022. Chính sách này có thể khiến thu ngân sách thành phố từ nay đến cuối năm giảm từ 8.000-10.000 tỷ đồng, bình quân giảm trên dưới 1.000 tỷ đồng/tháng. Bên cạnh đó, kể từ đầu tháng 4/2022, thuế bảo vệ môi trường giảm còn 2.000 đồng/lít xăng; hay thuế thu nhập cá nhân dự kiến sẽ được điều chỉnh giảm thêm… cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu ngân sách trong thời gian tới. Đối với hoạt động thu từ xuất nhập khẩu, trong năm 2022 hàng ngàn dòng thuế sẽ tiếp tục được điều chỉnh giảm về 0% theo lộ trình đã cam kết tại các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia, ký kết. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến số thu ngân sách trong thời gian tới. Thực tế, trong năm 2022, trung ương giao thành phố thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ 116.500 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số thực hiện trong năm 2021 là 117.600 tỷ đồng. Với những tác động trên, lãnh đạo ngành tài chính thành phố nhận định, nếu không bù đắp được bằng kết quả tăng trưởng kinh tế đủ mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng ngay đến số thu ngân sách và kế hoạch chi của thành phố trong năm nay. Do đó, các hoạt động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính và Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Ngoài ra, để đảm bảo số thu được giao trong năm 2022, ngành tài chính thành phố đề xuất, trước mắt có thể tập trung khai thác, sử dụng các nguồn lực hiện hữu thành phố đang có, mà cụ thể là nguồn lực đất đai. Theo bà Phạm Thị Hồng Hà, Giám đốc Sở Tài chính Tp. Hồ Chí Minh, hiện thành phố còn rất nhiều dự án, địa chỉ nhà đất đã có quyết định giao đất nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính; hoặc có địa chỉ nhà đất đã giao sử dụng nhưng chưa có các ký kết hợp đồng thuê đất... Đây là nguồn lực hiện hữu trong tay mà chưa được khai thác hết. Trong thời gian tới, thành phố cần tập trung giải quyết tháo gỡ các điểm mấu chốt này, nguồn thu về đất có thể phát sinh ngay trong năm 2022, đáp ứng nhiệm vụ chi của thành phố. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tồn tại lâu cho các dự án đầu tư trên địa bàn, để các chủ đầu tư có thể đưa địa chỉ nhà đất vào sử dụng, tránh tình trạng xuống cấp; đồng thời cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính… Qua đó, sẽ kích thích tăng trưởng GRDP của thành phố, giúp làm tăng số thu ngân sách bền vững. Ngành tài chính thành phố cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở ngành liên quan trong việc rà soát, đẩy mạnh phát huy nguồn lực tài sản nhà đất công trên địa bàn, tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, khu vực thu, sắc thuế để có phương án chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt, ngành tài chính thành phố sẽ thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế, đẩy mạnh chống chuyển giá, trốn thuế, tập trung chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử và chuyển nhượng bất động sản… Với các giải pháp trên, ngành tài chính thành phố kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách thành phố trong năm 2022./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đề nghị Bình Dương, Đồng Nai khẩn trương hoàn thiện pháp lý dự án Vành đai 3
12:25' - 13/04/2022
UBND Tp. Hồ Chí Minh đề nghị UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương khẩn trương báo cáo HĐND tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết (trước ngày 20/4) thống nhất chủ trương đầu tư dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh sẽ có hoạt động bay du lịch và cấp cứu dịch vụ bằng trực thăng
15:10' - 12/04/2022
Để thu hút khách du lịch, đón đầu thị trường khách quốc tế khi mở cửa trở lại trong điều kiện bình thường mới, Tp Hồ Chí Minh sẽ triển khai hoạt động bay du lịch và cấp cứu dịch vụ bằng trực thăng.
-
DN cần biết
Tp Hồ Chí Minh cần 65.500 lao động trong quý II năm 2022
18:16' - 11/04/2022
Trong quý II năm 2022, Thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 59.600 – 65.500 lao động, giảm khoảng 8% so với quý I.
-
Kinh tế và pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh: Bắt giữ băng cướp táo tợn
19:21' - 10/04/2022
Ngày 10/4, Phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đang tạm giữ hình sự, lấy lời khai nhóm đối tượng về hành vi cướp tài sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
22:17' - 17/01/2025
Chiều 17/1, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định đồng chí Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Szymon Holownia
22:02' - 17/01/2025
Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 17/1 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Quốc hội Ba Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Szymon Holownia.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội vận hành 148 trạm bơm lấy nước cho vụ Đông Xuân
21:41' - 17/01/2025
Sau đợt 1 điều tiết nước hồ thủy điện, các tổ chức thủy lợi của thành phố Hà Nội đã vận hành 148 trạm bơm với 358 tổ máy, tổng lưu lượng 582.000 m3/giờ; tăng 7 trạm bơm và 32 tổ máy so với ngày 15/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng hoàn thành hồ sơ tinh gọn bộ máy trước ngày 10/2
20:38' - 17/01/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các sở, ngành, UBND huyện, thành phố trực thuộc khẩn trương hoàn thiện Đề án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ
19:42' - 17/01/2025
Bộ Chính trị quyết định điều động, phân công, chỉ định đồng chí Đỗ Thanh Bình tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam – Ba Lan lên tầm chiến lược
19:29' - 17/01/2025
Sáng 17/1, tại thủ đô Vácsava, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Vácsava, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam – Ba Lan lên tầm chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Ký kết hợp tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững
19:16' - 17/01/2025
Chiều 17/1, Cục Bảo vệ thực vật và Hiệp hội CropLife Việt Nam đã ký kết Kế hoạch hợp tác triển khai chương trình “Khung Quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương dự kiến huy động 100.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng
18:59' - 17/01/2025
Thực hiện Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 và Đề án đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, Bình Dương sẽ huy động khoảng 100 nghìn tỷ đồng để phát triển hạ tầng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý thông tin báo chí nêu “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất”
17:46' - 17/01/2025
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 443/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo chí nêu về nội dung “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất”.