Tp. Hồ Chí Minh xây dựng lộ trình chuyển đổi xe buýt sử dụng năng lượng xanh
Tp. Hồ Chí Minh đang nghiên cứu lộ trình đổi phương tiện giao thông công cộng sử dụng năng lượng xanh; trong đó, ưu tiên chuyển đổi phương tiện xe buýt với mục tiêu đến năm 2030, 100% xe buýt của thành phố là phương tiện sử dụng năng lượng xanh.
Nội dung được nêu ra tại Hội thảo chuyển đổi phương tiện sử dụng năng lượng xanh, năng lượng điện đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng trên địa bàn, do Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 30/7.
Hướng đến mục tiêu 100% xe buýt năng lượng xanhTrên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện có 138 tuyến xe buýt phổ thông (108 tuyến xe trợ giá) với 2.209 phương tiện; trong đó có 546 xe buýt sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) và xe điện với tỷ lệ 24,7%. Mạng lưới tuyến đã bao phủ hầu hết các khu vực với hơn 14.000 chuyến và khoảng 300.000 lượt hành khách mỗi ngày.
Theo Quyết định 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải, từ năm 2025, có 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Từ năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Đến năm 2050, sẽ có 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh. Dù vậy, ông Phạm Vương Bảo, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Tp. Hồ Chí Minh cho biết, mục tiêu mà thành phố đang định hướng là đến năm 2030, xe buýt tại Tp. Hồ Chí Minh sẽ đạt 100% là phương tiện sử dụng năng lượng xanh, năng lượng điện. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tuy xe điện chưa phải đích đến cuối cùng trong phát triển giao thông, nhưng là sự lựa chọn tối ưu trong 10-15 năm tới. Hiện nay, Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội cho phép Tp. Hồ Chí Minh thực hiện việc kiểm soát khí thải phương tiện giao thông bằng hình thức khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi khi thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch; thu mua, đổi phương tiện giao thông cũ sang phương tiện giao thông mới sử dụng năng lượng sạch.Theo ông Phạm Vương Bảo, Tp. Hồ Chí Minh sẽ đảm bảo lộ trình chuyển đổi theo Quyết định 876/QĐ-TTg và phát huy cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố lựa chọn, xác định cơ cấu xe buýt điện và xe buýt CNG phù hợp điều kiện thực tế về hạ tầng trạm sạc, trạm nạp và khả năng cung ứng nguồn điện, nguồn CNG; phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của doanh nghiệp và nhà nước.
Ông Khuất Việt Hùng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải cho rằng, Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu 2030 là sớm hơn nhiều so với cả nước. Thành phố có thuận lợi là tỷ lệ tuyến kết thúc hợp đồng, đấu thầu lại trong các năm 2025 và 2026 khá lớn, nên có thể đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cần phải đồng bộ với hạ tầng; trong đó khó khăn lớn nhất là bố trí đất cho trạm sạc xe buýt. Cần thêm cơ chế Giai đoạn 2024 - 2030, thành phố sẽ đấu thầu 108 tuyến xe buýt, với số lượng khoảng 1.901 xe. Theo kế hoạch, số xe buýt của Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2025 là 2.542 xe và đến năm 2030 là 3.317 xe. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình phương tiện sử dụng năng lượng xanh gặp khá nhiều khó khăn như thiếu trạm nạp CNG, chưa chủ động về nguồn cung khí CNG; chi phí đầu tư, vận hành xe điện cao hơn khoảng 13% so với xe Diesel; hạ tầng trạm sạc điện cho xe buýt chưa phát triển. Phân tích việc chuyển đổi các phương tiện năng lượng xanh trên thế giới, Chuyên gia Phạm Xuân Mai, Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh cho biết, xe buýt CNG có xu hướng giảm dần do sự phát triển mạnh mẽ của xe buýt điện. Xe buýt điện dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào cải tiến công nghệ, chính sách hỗ trợ và sự ưa chuộng ngày càng tăng từ người tiêu dùng và các thành phố lớn. Để phát triển loại phương tiện này, theo ông Phạm Xuân Mai, Nhà nước cần phát triển cơ sở hạ tầng cho xe điện như trạm sạc điện, hạ tầng giao thông, quỹ đất bố trí trạm sạc, đồng thời phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp điện sạch cho các trạm. “Trạm sạc phải do nhà nước đầu tư và không sử dụng điện lưới mà dùng năng lượng mặt trời”, ông Mai kiến nghị. Cùng nhận định trên, đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh cho rằng, điện mặt trời là giải pháp tối ưu để tiến tới Net Zero. Tập đoàn Mai Linh hiện đang cân nhắc lựa chọn phương tiện phù hợp trong việc kinh doanh taxi, đồng thời tìm hiểu và kết nối các công ty sản xuất xe điện.Trong khi đó, ông Bùi Minh Thuận, Phó Giám đốc Samco An Lạc cho biết, Samco đã nghiên cứu về xe điện từ 2 năm nay; trong đó, chú trọng các thông số kỹ thuật phù hợp với dây chuyền của doanh nghiệp. Samco đã chuẩn bị đầy đủ và cam kết cung cấp xe điện với giá thành thấp nhất, dựa trên cơ sở dây chuyền lắp ráp xe CNG. Đại diện Samco cũng đề xuất Tp. Hồ Chí Minh có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải sử dụng xe điện.
Liên quan chi phí đầu tư khi chuyển đổi sang xe buýt điện, ông Nguyễn Duy Khánh, Công ty cổ phần xe khách Sài Gòn (Saigonbus) chia sẻ, giá thành đầu vào xe buýt điện khá cao, khoảng hơn 6 tỷ đồng/xe. Do vậy nhà nước cần có chính sách về hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp. Trung tâm Quản lý giao thông công cộng đề xuất lãi vay 3% như xe buýt khác, nhưng doanh nghiệp đề xuất chỉ từ 1 - 2% khi chuyển đổi. Hiện ngành giao thông Tp. Hồ Chí Minh đang đề xuất một số cơ chế, chính sách về hỗ trợ lãi vay, thuế nhập khẩu các thiết bị, lệ phí trước bạ, phí sử dụng đường bộ; chính sách đầu tư, phát triển hạ tầng trạm sạc; định mức, đơn giá và hợp đồng đối với xe buýt điện… nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, chuyển đổi xe buýt sử dụng năng lượng xanh. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm cho biết, thành phố sẽ ưu tiên chuyển đổi sang năng lượng xanh cho xe buýt. Sở nghiên cứu triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ nay đến tháng 9 tới sẽ hoàn thiện cơ chế chuyển đổi trước xe buýt điện, xe CNG; song song đó nghiên cứu thêm cơ chế chính sách chuyển đổi taxi, xe công nghệ sang xe điện. Giai đoạn 2 sẽ chuyển đổi tất cả phương tiện, từ xe công tới tư, xe máy, ô tô… Thành phố sẽ tính toán chuyển đổi theo vùng, theo đối tượng cho phù hợp. Hiện Sở Giao thông Vận tải cũng đã xác định sơ đồ các trạm sạc, dự kiến phân bổ mạng lưới các trạm, trước mắt là tại các bến xe buýt và depot. Bên cạnh đó, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng đã làm việc với ngành điện và Sở Công Thương về nguồn điện. Sở Giao thông Vận tải sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các sở ngành chuyên môn về chính sách đầu tư, định mức kỹ thuật, đơn giá, chính sách hỗ trợ…Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội có 25 tuyến buýt thí điểm vé điện tử liên thông
12:35' - 24/07/2024
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý, điều hành giao thông của thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân luồng phục vụ thi công hầm chui nút giao Vành đai 2,5 - Giải Phóng
15:31' - 19/07/2024
Theo phương án phân luồng, cơ quan chức năng tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu giao thông tại khu vực cổng ra Bến xe Giáp Bát với đường Giải Phóng.
-
Kinh tế & Xã hội
Xe buýt cần “đột phá” khi tăng giá vé
12:31' - 19/07/2024
Mỗi năm, Hà Nội đã phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để trợ giá cho 132 tuyến buýt với 2034 xe đang hoạt động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus
21:48'
Chiều 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Sân bay Minsk, Belarus, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 11-12/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga
21:14'
Chiều 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã lên chuyên cơ rời Sân bay Vnukovo 2, thủ đô Moskva, Liên bang Nga, đi thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Chuẩn bị hạ tầng và nhân lực để xuất khẩu vải tươi
21:13'
Chiều 11/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang về sản xuất và tiêu thụ vải.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng nói gì về nguyên nhân liên tiếp xuất hiện sự cố tại công trình giao thông?
21:13'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã có công điện về tăng cường chất lượng, an toàn công trình giao thông trong đó chỉ ra nguyên nhân liên tiếp xuất hiện sự cố tại công trình giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga
17:13'
Trưa 11/5 (theo giờ địa phương), tại Moskva, Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Kinh tế phát triển Liên bang Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự thảo Luật Giáo dục có những nội dung tác động trực tiếp đến người học
15:45'
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất sửa đổi, bổ sung trong dự thảo sửa đổi một số nội dung còn bất cập, hạn chế trong Luật Giáo dục, trong đó có nội dung tác động trực tiếp đến người học.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp một số doanh nghiệp tại Liên bang Nga
15:33'
Sáng 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu tại Liên bang Nga như: Zarubezhneft, AFK Sistema, Positive Technology.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẵn sàng hạ tầng đón dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường
15:28'
Bà Rịa-Vũng Tàu đang có nhiều dự án công nghiệp với công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tự động hóa giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thân thiện với môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp khởi công đường cất hạ cánh số 2 sân bay Long Thành
15:22'
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang gấp rút hoàn tất các thủ tục liên quan, quyết tâm khởi công đường cất hạ cánh số 2 vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới đây.