TPHCM: Đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng môi trường đô thị
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tham dự kỳ họp.
Phát biểu tại kỳ họp, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Cần thực hiện các giải pháp đồng bộ trong công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải nhằm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân.
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm: UBND Thành phố cần đẩy mạnh đúng mức công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, phù hợp từng nhóm đối tượng, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường của người dân.Vấn đề ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay bắt nguồn từ việc xả rác bừa bãi của người dân cũng như quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
Vì vậy, UBND thành phố cần tập trung các giải pháp ở từng khâu cho phù hợp nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Việc phân loại rác tại nguồn phải được triển khai rộng khắp, đồng bộ trong nhân dân; trong đó các cơ quan, đơn vị, trường học phải thực hiện tiên phong.
Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường đô thị, ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Đối với vấn đề quét dọn rác thải, UBND thành phố đang thực hiện phân cấp cho sở, ngành và quận, huyện.Thành phố đang thí điểm phân công cho các quận 1, 3 ,5 thực hiện việc quét dọn cầu, đường ở địa phương trong vòng 1 năm để triển khai toàn diện trong thời gian tới. Thời gian qua, công tác phân loại rác tại nguồn mới chỉ được thực hiện thí điểm ở các địa phương.
Thành phố phấn đấu từ nay đến năm 2020 sẽ thực hiện phân loại 50% lượng rác thải và sẽ có những chính sách khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Tỷ lệ chôn lấp rác thải hiện nay trên địa bàn thành phố là 76%, thành phố sẽ thực hiện các giải pháp cũng như kêu gọi đầu tư công nghệ xử lý hiện đại, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ chôn lấp rác còn 60% và đến năm 2025 còn 25%.
Đánh giá về vấn đề xử lý rác thải, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Vừa qua, Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Xử lý chất thải rắn Việt Nam (chủ đầu tư bãi rác Đa Phước ở huyện Bình Chánh) tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng.Đồng thời, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã yêu cầu công ty thực hiện 10 giải pháp ngăn không phát tán mùi hôi cũng như nước thải của bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường. UBND thành phố chỉ đạo công ty đến năm 2020 phải chuyển sang sử dụng công nghệ xử lý rác hiện đại và lập trạm quan trắc tự động nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề ô nhiễm từ bãi chôn lấp.
Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý 5 bãi chôn lấp rác thải trước đây với diện tích 194 ha. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đang nhờ các đơn vị tư vấn giải pháp thực hiện phù hợp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như tận dụng được quỹ đất tại 5 bãi chôn lấp này.
Ông Trương Trung Kiên, Trưởng ban Đô thị - HĐND Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất: Công tác thu gom, vận chuyển rác thải hiện nay trải qua nhiều công đoạn khiến rác thải gây ô nhiễm môi trường.Vì vậy cơ quan chức năng cần rút ngắn các bước thu gom và vận chuyển, bỏ qua một số khâu trung gian ở bãi tập trung, trạm trung chuyển để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thành phố đang có kế hoạch xây dựng thêm 26 trạm trung chuyển rác thải, cần tính toán đến vấn đề khoảng cách trạm trung chuyển so với khu dân cư và không gây ô nhiễm môi trường.
Còn theo đại biểu Trương Thị Tuyết Nhung: Hiện vẫn còn tình trạng người dân đổ rác vào miệng cống thoát nước khiến nước mưa không thoát được, gây ngập.Ở một số bến phà, một số người vẫn hút thuốc khi lên phà, điều này tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong khi lực lượng điều hành phà chỉ có thể nhắc nhở chứ không có quyền xử phạt.
Vì vậy, cần tăng cường biện pháp xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là đối với người dân nhập cư, lực lượng công nhân, người lao động không cố định.
Tại kỳ họp, nhiều đại biểu cũng đề xuất cơ chế khuyến khích sử dụng nguồn nước thải đã qua xử lý để tưới cây, vệ sinh đường phố và vệ sinh máy móc, thiết bị công nghiệp; cần quan tâm vấn đề sử dụng túi ni lông khó phân hủy vì đây là nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khuyến khích tiểu thương, người tiêu dùng hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy và có cơ chế hỗ trợ những doanh nghiệp đầu tư sản xuất túi ni lông thân thiện môi trường.Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất chế tài xử lý những hộ dân không thực hiện phân loại rác tại nguồn, không sử dụng dịch vụ thu gom rác, xử lý những đơn vị thu gom sử dụng các phương tiện thô sơ làm ô nhiễm môi trường và xử phạt nghiêm những hành vi vứt rác bừa bãi nhằm tạo nguồn thu để xử lý những bãi rác tự phát trên địa bàn thành phố.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày trên địa bàn thành phố thải ra môi trường hơn 8.300 tấn chất thải rắn.Nguồn thải này đang được Công ty Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và hơn 1.000 đơn vị thu gom rác dân lập thu gom, xử lý ở 2 khu liên hợp xử lý chất thải.
Hầu hết khối lượng chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý bằng nhiều hình thức; tuy nhiên tại một số khu vực vẫn còn hiện tượng vứt bỏ chất thải rắn không đúng quy định ở khu vực công cộng, khu đất trống hoặc vứt rác bừa bãi xuống kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, tại thành phố, nguồn nước thải hằng ngày khoảng 1,7 triệu m3 gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Với lưu lượng xả thải quá lớn trong khi việc xử lý chưa đáp ứng yêu cầu thì xả thải sinh hoạt là nguồn ô nhiễm chính cho kênh, rạch trên địa bàn thành phố.
Chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường không khí tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang trong tình trạng ô nhiễm, chưa được cải thiện đáng kể so với yêu cầu.Thành phố đang triển khai quan trắc chất lượng nước mặt tại 26 vị trí trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai và 15 vị trí đối với các kênh, rạch nội thành, hệ thống quan trắc chất lượng không khí được đặt tại 20 vị trí.
Hiện kết quả quan trắc chất lượng nước mặt và chất lượng môi trường không khí được công bố định kỳ hàng tháng đến người dân thông qua các bảng điện tử đang được sử dụng để thông báo thông tin về giao thông từ tháng 4/2017 và trên trang web của các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Giá thịt lợn VietGAP tại Tp Hồ Chí Minh giảm đến 49%
19:57' - 10/06/2017
Các doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đã chủ động đẩy mạnh các chương trình kích cầu tiêu dùng như "bán hàng không lợi nhuận", "bán giá sỉ"...
-
Đời sống
Thành phố Hồ Chí Minh: Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền
18:24' - 10/06/2017
Chiều 10/6, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện mưa lớn kéo dài từ 13 giờ đến hơn 16 giờ trên diện rộng .
-
Doanh nghiệp
Tỉnh Gangwon, Hàn Quốc xúc tiến đầu tư vào Tp. Hồ Chí Minh
15:03' - 09/06/2017
Các doanh nghiệp tỉnh Gangwon (Hàn Quốc) mong muốn thiết lập các mối quan hệ hợp tác và mở rộng đầu tư vào Tp. Hồ Chí Minh.
-
Đời sống
Lịch cắt điện Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 10/6 đến 13/6
06:19' - 09/06/2017
Lịch cắt điện của các quận, huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 10/6 đến 13/6.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50'
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23'
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07'
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29'
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38'
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55'
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49'
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp Tổ công tác về hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ
13:59'
Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
12:58'
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm khu vực trung tâm của tỉnh.