Triển vọng hợp tác mới từ chuyến thăm của Nhà Vua Bỉ đến Việt Nam
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Nhà Vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu cùng phái đoàn Hoàng gia Bỉ đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến 4/4, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU), Nguyễn Văn Thảo đã trao đổi với phóng viên TTXVN tại Brussels về ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm này đối với quan hệ giữa hai quốc gia.
Đại sứ Nguyễn Văn Thảo nhấn mạnh, mặc dù là một quốc gia nhỏ, nhưng Bỉ có vị trí chiến lược quan trọng ở trung tâm châu Âu, nơi đặt trụ sở của các cơ quan hành chính chính trị của EU. Với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập cao trong EU, Bỉ đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1973, mở ra cơ hội hợp tác lâu dài giữa hai nước.
Trong hơn 50 năm qua, mối quan hệ giữa hai quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo cũng khẳng định rằng tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và EU nói chung, và giữa Việt Nam với Bỉ nói riêng, vẫn còn rất lớn. Do đó, các chuyến thăm cấp cao nhằm tăng cường niềm tin chính trị và tạo ra những khuôn khổ hợp tác mới là rất quan trọng. Đại sứ Nguyễn Văn Thảo đặc biệt lưu ý rằng chuyến thăm của Nhà Vua Bỉ, được coi là một trong hai chuyến thăm cấp Nhà nước của Vua Bỉ mỗi năm, thể hiện tầm quan trọng đặc biệt của Việt Nam trong quan hệ với Bỉ. Đây cũng là cơ hội quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ, đồng thời giữa Việt Nam và EU.
Đại sứ Nguyễn Văn Thảo cho biết, trong suốt 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Bỉ, mối quan hệ này đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong 10 năm qua, khi Việt Nam có những bước tiến vượt bậc về tiềm lực kinh tế. Sau khi ký kết Hiệp định Hợp tác toàn diện (PCA) với EU, Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với Bỉ để thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp vào năm 2018. Bỉ nằm ở trung tâm châu Âu, là một quốc gia phát triển mạnh về nông nghiệp và xuất khẩu các sản phẩm nông sản, nhưng sản phẩm nông nghiệp của hai quốc gia không cạnh tranh nhau mà mang tính bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Bỉ cũng có thế mạnh trong công nghệ sinh học dược phẩm, một yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác sâu rộng giữa hai nước trong lĩnh vực này.
Sau khi ký kết Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) vào năm 2019, quan hệ giữa Việt Nam và Bỉ đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và thương mại. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Bỉ đang quan tâm đến Việt Nam, và đoàn tháp tùng Nhà Vua Bỉ trong chuyến thăm lần này bao gồm 34 Tổng Giám đốc của các tập đoàn lớn và 18 trường đại học Bỉ. Điều này cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của Bỉ đối với Việt Nam như một đối tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực, trong đó có những lĩnh vực mà cả hai quốc gia đều có thế mạnh và nhu cầu hợp tác.
Đại sứ Nguyễn Văn Thảo nhấn mạnh 3 lĩnh vực hợp tác nổi bật giữa hai quốc gia. Thứ nhất, Bỉ có thế mạnh về công nghệ phát triển giao thông xanh, và Việt Nam đã cử đoàn Bộ trưởng Giao thông Vận tải sang Bỉ để tìm hiểu cơ hội hợp tác trong phát triển giao thông xanh. Thứ hai, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, với mục tiêu phát triển nông nghiệp không chỉ về năng suất mà còn về sự bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, và sử dụng công nghệ sinh học của Bỉ. Hợp tác này cũng đóng góp vào việc duy trì an ninh lương thực toàn cầu và phòng tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.
Cuối cùng, Bỉ cũng có tiềm lực mạnh mẽ trong năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió, điện Mặt Trời, hydro xanh và sinh khối. Việt Nam có tiềm năng lớn trong lĩnh vực năng lượng sinh khối, và hợp tác với Bỉ trong lĩnh vực này sẽ giúp phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, trong lĩnh vực y tế, Bỉ có công nghệ dược phẩm phát triển vượt trội. Đại sứ cũng chia sẻ rằng Việt Nam đã nhập khẩu nhiều vaccine từ Bỉ trong suốt đại dịch COVID-19 và tin rằng hợp tác y tế giữa hai quốc gia sẽ góp phần vào an sinh xã hội, phòng chống dịch bệnh và phát triển ngành công nghiệp dược phẩm.
Đặc biệt, Bỉ cũng có một hệ thống giáo dục chất lượng cao với chi phí thấp, tạo ra cơ hội học tập cho sinh viên Việt Nam. Đại sứ tin tưởng rằng các trường đại học Bỉ sẽ là sự lựa chọn hấp dẫn cho sinh viên Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Văn Thảo cho biết, trong tương lai, quan hệ giữa Việt Nam và Bỉ sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác quan trọng. Một trong những cơ hội lớn nhất là cả hai quốc gia đều đã đạt được một trình độ phát triển nhất định và trong bối cảnh quốc tế hiện nay, cả Việt Nam và Bỉ đều cần phải đa dạng hóa và mở rộng quan hệ hợp tác. Đối với Việt Nam, Bỉ đóng vai trò là cửa ngõ quan trọng vào thị trường EU, một khu vực rộng lớn với khoảng 450 triệu dân và tổng GDP gần 17.000 tỷ euro. Đây là một thị trường có sức mua mạnh mẽ và nhu cầu nhập khẩu lớn, khoảng 3.000 tỷ euro mỗi năm. Do đó, thông qua Bỉ, Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận thị trường EU, nhất là khi đã ký kết EVFTA.
Ngoài ra, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo cũng cho biết nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào EU rất lớn, và đây là lý do tại sao Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong ASEAN. Đại sứ tin tưởng rằng, với việc đẩy mạnh hợp tác hơn nữa, kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ không chỉ duy trì mức hiện tại mà sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.
Bỉ không chỉ mong muốn tiếp cận thị trường Việt Nam mà còn hướng đến thị trường ASEAN với khoảng 680 triệu dân, đang phát triển nhanh chóng. Hợp tác giữa hai quốc gia sẽ mang lại những lợi thế lớn, khi một bên sở hữu nguồn lao động trẻ dồi dào, trong khi bên kia có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến cùng nền nông nghiệp phát triển. Đại sứ tin rằng, khi hợp tác, cả Việt Nam và Bỉ sẽ có cơ hội thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực quan trọng.
Tuy nhiên, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo cũng chỉ ra một số thách thức cần phải vượt qua. Một trong những khó khăn lớn nhất là khoảng cách địa lý, khi hai quốc gia cách nhau khoảng 10.000 km và hiện tại, Việt Nam chủ yếu phải dựa vào vận tải đường biển. Điều này đã tạo ra một số khó khăn, đặc biệt là khi chi phí vận tải đường biển tăng cao trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Việt Nam đang nỗ lực phát triển hệ thống giao thông vận tải, trong đó có hệ thống đường sắt, để có thêm những lựa chọn mới trong việc vận chuyển hàng hóa.
Bên cạnh đó, Bỉ là một quốc gia phát triển và thuộc EU, nơi có hệ thống luật pháp rất chặt chẽ, với những tiêu chuẩn cao, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển xanh và giảm thiểu carbon. Do đó, để thâm nhập thị trường Bỉ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thích nghi và đáp ứng các yêu cầu khắt khe này. Tuy nhiên, Đại sứ tin tưởng rằng một khi các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị tốt và đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường Bỉ và EU, hàng hóa của Việt Nam sẽ có cơ hội vươn ra toàn cầu.
Trong bối cảnh hợp tác quốc tế ngày càng phát triển, chuyến thăm cấp nhà nước của Nhà Vua Bỉ Philippe và phái đoàn Hoàng gia Bỉ tới Việt Nam được kỳ vọng sẽ là bước ngoặt quan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ giữa hai quốc gia.
- Từ khóa :
- Nhà Vua Bỉ thăm Việt Nam
- hợp tác Việt Nam Bỉ
Tin liên quan
-
Đời sống
Lan tỏa tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại Bỉ
09:27' - 21/02/2025
Cho đến nay, Kênh Việt đã mở được hai tủ sách Việt tại Bỉ. Ngoài tủ sách đặt tại nhà hàng Hanoi Station ở Brussels, một tủ sách khác cũng được đặt tại một nhà hàng ở thành phố Ostende.
-
Đời sống
Cộng đồng người Việt Nam tại Bỉ và Luxembourg cùng vui Xuân Quê hương
09:27' - 20/01/2025
Với mong muốn mang Tết đến với cộng đồng người Việt tại Bỉ, ngày 19/1 tại Brussels, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ kiêm nhiệm Đại công quốc Luxembourg đã tổ chức chương trình “Xuân Quê hương”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
09:30'
Sáng 31/3, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh động thổ 2 dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghệ cao
18:03' - 30/03/2025
Từ đầu năm 2025 đến nay, Bắc Ninh đã thu hút được khoảng 1,45 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar
17:36' - 30/03/2025
Thứ trưởng Lê Văn Tuyến đề nghị Đoàn công tác phải xác định đây vừa là trách nhiệm, đồng thời là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ chiến sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam dự Hội nghị khẩn của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về khắc phục hậu quả động đất ở Myanmar và Thái Lan
15:54' - 30/03/2025
Được sự ủy quyền của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam, đã tham dự Hội nghị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho hơn 1.500 dự án kéo dài, tồn đọng
15:43' - 30/03/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại các dự án tồn đọng có ý nghĩa lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar
14:54' - 30/03/2025
Chiều 30/3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường carbon mở đường cho nông nghiệp xanh và bền vững
11:40' - 30/03/2025
Thị trường carbon sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành lâm nghiệp và nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy bảo vệ môi trường, tạo ra nguồn thu tài chính bền vững, cải thiện đời sống cộng đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh tăng tốc phát triển hạ tầng, thúc đẩy liên kết vùng
11:40' - 30/03/2025
Một trong những dự án trọng điểm đang được tỉnh Tây Ninh đặc biệt quan tâm là tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài.
-
Kinh tế Việt Nam
SỰ KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC NỔI BẬT TUẦN QUA
08:49' - 30/03/2025
Dưới đây là một số sự kiện kinh tế trong nước nổi bật tuần qua.