Trình bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 19/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
Theo Tờ trình của Chính phủ, tổng nhu cầu bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài) năm 2025 cho các cơ quan với số vốn là 4.327,121 tỷ đồng; trong đó, Bộ Y tế kiến nghị trình Quốc hội xem xét bổ sung dự toán cho Bộ 4.080,65 tỷ đồng.
Đối với các khoản bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên vốn viện trợ của các bộ, địa phương khác, do phát sinh các dự án viện trợ mới sau thời điểm tổng hợp trình các cấp thẩm quyền về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, trên cơ sở các quyết định phê duyệt, thỏa thuận viện trợ dự án/phi dự án, một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương đề nghị được bổ sung dự toán làm cơ sở để thực hiện, kiểm soát chi, hạch toán, quyết toán vốn viện trợ đúng quy định.
Cụ thể: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đề nghị bổ sung số dự toán là 126,625 tỷ đồng, chi sự nghiệp kinh tế (chi hỗ trợ bão Yagi). Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị bổ sung dự toán là 19,18 tỷ đồng, trong đó 13,4 tỷ đồng chi sự nghiệp khoa học công nghệ và 5,78 tỷ đồng chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề. Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đề nghị bổ sung dự toán là 59,367 tỷ đồng, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đề nghị bổ sung số dự toán là 11,708 tỷ đồng, đều là chi bảo đảm xã hội...
Theo quy định tại Điều 52 Luật Ngân sách Nhà nước, việc quyết định bổ sung dự toán cho các bộ, cơ quan trung ương và bổ sung có mục tiêu cho các địa phương từ ngân sách trung ương thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Trên cơ sở các nội dung trên, Chính phủ trình Quốc hội xem xét: Phê duyệt bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài) năm 2025 cho các cơ quan với số vốn là 4.327,121 tỷ đồng; phê duyệt phương án phân bổ chi tiết.
Liên quan đến nội dung được Chính phủ trình, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội nêu rõ: Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Ngân sách nhà nước, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung dự toán thu, chi ngân sách nhà nước vốn viện trợ không hoàn lại nguồn chi thường xuyên năm 2025 là đúng thẩm quyền.
Về bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2024 cho các cơ quan trung ương, các bộ và địa phương, đối với kiến nghị của Chính phủ dành cho Bộ Y tế, Cơ quan thẩm tra nhận thấy, việc đề nghị là có cơ sở, phù hợp, dựa trên các căn cứ từ: Biên bản thẩm định quyết toán năm 2022 của Bộ Tài chính; Kết luận của Đoàn Kiểm toán Nhà nước về nội dung này đã ghi nhận số kinh phí viện trợ không hoàn lại đã được Bộ Y tế tiếp nhận nhưng chưa được bổ sung dự toán là 4.096 tỷ đồng; Công văn số 2040/BYT-KHTC ngày 19/4/2024 của Bộ Y tế đã chuẩn xác số liệu về nhu cầu bổ sung dự toán là 4.080,65 tỷ đồng để quyết toán hàng viện trợ phòng, chống dịch bệnh. Vì vậy, Cơ quan thẩm tra thống nhất với phương án Chính phủ trình.
Đối với các bộ, cơ quan khác, đa số ý kiến Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhận thấy, qua Tờ trình của Chính phủ, việc bổ sung dự toán có nguyên nhân do phát sinh các dự án viện trợ mới sau thời điểm tổng hợp trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tại thời điểm xây dựng dự toán năm 2025. Do đó, các khoản thu, chi viện trợ không hoàn lại này cần được bổ sung vào dự toán để bảo đảm đủ căn cứ pháp lý thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước. Căn cứ vào nhu cầu thực tế phát sinh, để bảo đảm hiệu quả, tiến độ triển khai dự án, Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhất trí với phương án bổ sung dự toán cho các bộ, ngành, địa phương như đề xuất của Chính phủ.
Chính phủ chỉ đạo rà soát, chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, về nội dung đề xuất, bảo đảm việc bổ sung dự toán cho các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương đủ thủ tục, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi và các điều kiện bổ sung dự toán, giao dự toán nguồn vốn viện trợ của nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
Tin liên quan
-
Chính sách mới
Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
20:52' - 17/05/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 196/2025/QH15 về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo tính minh bạch, công bằng và ổn định của hệ thống ngân sách Nhà nước
19:16' - 17/05/2025
Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) được đánh giá là dự án luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật.
-
Chính sách mới
Quốc hội thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
15:05' - 17/05/2025
Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
-
Chính sách mới
Cân đối đủ ngân sách thực hiện chế độ cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178
17:20' - 16/05/2025
Bộ Tài chính cho biết đã chủ động yêu cầu đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương lập dự toán và báo cáo nhu cầu kinh phí để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí theo quy định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Rà soát để hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội
15:04'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát lại và điều chỉnh một số điểm trong chính sách để đảm bảo việc phát triển nhà ở xã hội đi đúng hướng, về đích đúng thời hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột
15:03'
Phó Thủ tướng yêu cầu BIDV thực hiện tốt vai trò của NHTM nhà nước chủ lực, chủ đạo dẫn dắt thị trường; tích cực, chủ động và tiên phong trong thực hiện chủ trương chính sách của Đảng,Chính phủ, NHNN.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh nhưng thiếu cát đắp nền
14:19'
Dự án Vành đai 3 đoạn qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ để cuối năm 2025 thông xe đoạn trên cao và thông xe kỹ thuật các đoạn còn lại nhưng đang thiếu cát đắp nền.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm tra ngay khi người dân tố giác hành vi buôn bán hàng giả
13:52'
Các bộ, ngành, địa phương phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đề xuất chuyển tiếp cơ chế đặc thù tại 5 địa phương sau sáp nhập
13:41'
Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tp Hồ Chí Minh và Cần Thơ sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định khởi công khu nhà ở xã hội Bãi viên và khánh thành cầu Thiên Trường
13:41'
Sáng 19/5, UBND tỉnh Nam Định khởi công xây dựng dự án Khu nhà ở xã hội Bãi Viên (phường Mỹ Xá, thành phố Nam Định) và khánh thành cầu Thiên Trường vượt sông Đào.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia mang tầm cỡ khu vực và thế giới
13:14'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia thành Trung tâm hội chợ, triển lãm tầm cỡ của khu vực và thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Làm rõ cơ quan chịu trách nhiệm nếu có oan sai trong xét xử
12:21'
Sáng 19/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, trong đó các đại biểu đề nghị làm rõ cơ quan chịu trách nhiệm nếu có oan sai trong xét xử.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
11:16'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, thành phố Hà Nội.