Trình Quốc hội xem xét về một số chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh
*Đề xuất nhiều chính sách mới, đột phá Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mục tiêu xây dựng dự thảo Nghị quyết nhằm xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các "điểm nghẽn" về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, góp phần xây dựng, phát triển Thành phố Hồ Chí Minh như mục tiêu đã đặt ra tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội. Việc xây dựng dự thảo Nghị quyết dựa trên quan điểm bảo đảm tuân thủ các quy định của Hiến pháp 2013, phù hợp với định hướng phát triển tại Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ, Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết số 81 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia. Nội dung chính của dự thảo Nghị quyết có 7 nhóm cơ chế, chính sách với 44 nội dung cụ thể. Đó là các chính sách đã được quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; tại các Nghị quyết về cơ chế đặc thù áp dụng cho các địa phương khác; tại các dự thảo luật trình Quốc hội... Bên cạnh đó là các chính sách mới lần đầu được quy định với 4 nhóm vấn đề: Đầu tư; tài chính - ngân sách; quản lý đất đai, quy hoạch và tổ chức bộ máy. Trong các cơ chế, chính sách mới, đột phá, có tác động lan tỏa (gồm 27 cơ chế chính sách), Chính phủ đề xuất: Trường hợp Thành phố dự kiến có nguồn thu ngân sách địa phương để bố trí tăng chi đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, Thành phố được thực hiện trước việc phân bổ nguồn thu này cho các dự án mới, bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, làm cơ sở bố trí vốn hằng năm và báo cáo Quốc hội vào năm cuối kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn. Thành phố được sử dụng vốn đầu tư công của ngân sách Thành phố ủy thác cho Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam thực hiện cho vay hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, Thành phố được áp dụng thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD): sử dụng ngân sách địa phương nhằm triển khai dự án đầu tư công độc lập để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư vùng phụ cận các nhà ga thuộc tuyến đường sắt, vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 để thu hồi đất, thực hiện tái định cư tại chỗ và tạo quỹ đất, đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển đô thị. Thành phố được mở rộng lĩnh vực áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao và văn hóa; được chủ động quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của các dự án PPP này. Thành phố được áp dụng Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) đối với dự án công trình đường bộ hiện hữu với các điều kiện thực hiện bảo đảm lợi ích của người dân; được thực hiện dự án đầu tư theo Hợp đồng Xây dựng - chuyển giao (BT) thanh toán bằng tiền từ ngân sách thành phố. Thành phố được sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện dự án, công trình giao thông đường bộ có tính chất vùng, liên vùng; hỗ trợ các địa phương khác trong nước và một số địa phương tại nước khác. Dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế, chính sách ưu đãi, ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực như: sản xuất chip, công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, vật liệu mới..; các điều kiện mà nhà đầu tư chiến lược cần đáp ứng; trình tự thủ tục đăng ký thực hiện dự án và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; quy định miễn, giảm thuế thu nhập đối với cá nhân, doanh nghiệp hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo của Thành phố... *Tránh lợi dụng chính sách gây thất thoát, lãng phí Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, đại diện Cơ quan thẩm tra nêu rõ, Ủy ban tán thành về sự cần thiết ban hành Nghị quyết. Hồ sơ dự thảo Nghị quyết cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5. Tuy nhiên, để có căn cứ vững chắc cho việc quyết định, Ủy ban đề nghị, báo cáo đánh giá tác động cần cụ thể cả về mặt tích cực và cả những thách thức, những tác động không thuận khi triển khai; chi tiết hơn về kết quả đầu ra; nhất là các chính sách tác động đến thu chi ngân sách nhà nước; đến nguồn lực thực hiện… Việc ban hành Nghị quyết cần lưu ý nguyên tắc là: Các quy định cần tháo gỡ kịp thời vướng mắc về thể chế đang cản trở phát triển, phát huy tiềm năng, khắc phục sức ỳ trong thực hiện các định hướng thời gian qua; song tuyệt đối không lợi dụng xây dựng pháp luật để hợp thức hóa sai phạm. Chính sách mới cần “mang tính đột phá”, “vượt trội” theo đúng tinh thần Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 81 của Quốc hội; song cần khả thi, có trọng tâm, không dàn trải; tránh lợi dụng chính sách gây thất thoát, lãng phí. Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị cần chú trọng hơn nữa những chính sách thực sự đột phá, tạo bước chuyển mới trong khai thác tiềm năng theo đúng Nghị quyết 31; tránh nhiều về số lượng nhưng hạn chế về sức nặng. Về tính bao quát, hợp lý của chính sách, theo cơ quan thẩm tra, dự thảo Nghị quyết tập trung nhiều vào chính sách chi ngân sách. Tuy nhiên, các chính sách thu ngân sách (như thuế, phí…) còn khá mỏng, trong khi Thành phố có đặc thù, lợi thế rất lớn trong khai thác nguồn thu. Vì vậy, về lâu dài, Ủy ban đề nghị nghiên cứu, có chính sách thu khả thi, góp phần cân đối nguồn lực cho những chính sách chi ngân sách. Cơ quan thẩm tra đề nghị rà soát lại các chính sách có tác động trực tiếp đến ngân sách Trung ương như các đề xuất miễn, giảm thuế để phù hợp với bối cảnh hiện nay, nhất là khi chuẩn bị áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Mặc dù rất cần một cơ chế ưu đãi so với các địa phương khác, cần thu hút nhân tài, lao động chất lượng cao, song tránh tạo chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người lao động. Dự thảo quy định theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ; nhiều quyền hạn được giao cho các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, còn thiếu vắng các quy định về trách nhiệm, do đó, Ủy ban đề nghị bổ sung để bảo đảm đúng nguyên tắc quyền hạn đi đôi với trách nhiệm. Theo cơ quan thẩm tra, để triển khai các quy định này, cần khá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành về quy trình, thủ tục... Vì vậy, Ủy ban đề nghị quy định rõ trong điều khoản thi hành những công việc cần triển khai; giao trách nhiệm cụ thể; tránh ban hành xong nhưng không thể vận hành do các tổ chức, cá nhân không rõ căn cứ triển khai. Về cơ chế ủy quyền, đề nghị bảo đảm đúng nguyên tắc ủy quyền; bổ sung quy định về tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách quốc tế đến Việt Nam
11:29' - 26/05/2023
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách quốc tế đến Việt Nam
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước
21:31' - 19/02/2025
Nghị quyết nêu rõ: Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Được giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
19:58' - 19/02/2025
Chiều 19/2, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Dự án Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
18:45' - 19/02/2025
Bộ Y tế đã nỗ lực chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xây dựng Đề án về cơ chế, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc của 2 dự án, trình Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Mục tiêu tăng trưởng trên 8%: Động lực từ kinh tế tư nhân
18:15' - 19/02/2025
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, với tỷ trọng đầu tư chiếm tới 55% trong tổng mức đầu tư toàn xã hội, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh
18:05' - 19/02/2025
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Kết luận số 126-KL/TW, trong đó có yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là điểm đến có sức hút cao trên bản đồ du lịch thế giới
17:58' - 19/02/2025
Ngày 19/2, theo thông tin Trung tâm Thông tin, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, hiện Việt Nam đang là điểm đến có sức hút cao trên bản đồ du lịch thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư hạ tầng Cửa khẩu quốc tế La Lay chưa đáp ứng nhu cầu
17:32' - 19/02/2025
Thời gian gần đây, việc nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị tăng đột biến nhưng hạ tầng lại chưa thể đáp ứng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ký kết 2 văn kiện hợp tác với Quảng Tây (Trung Quốc)
17:11' - 19/02/2025
Việt Nam duy trì 26 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hiến kế” để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%
16:37' - 19/02/2025
Điều kiện để thực hiện kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên, theo Chính phủ, đầu tiên là tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế, giải pháp, phân cấp, phân quyền triệt để...