Trung Quốc có còn là thị trường nhập khẩu “dễ tính”?
Đảm bảo yêu cầu chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đang là những yêu cầu phía Trung Quốc đặt ra đối với nông sản nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này đòi hỏi người sản xuất, doanh nghiệp và các địa phương cần có cái nhìn đúng đắn hơn về thị trường này nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản Việt trong thời gian tới.
* Yêu cầu truy xuất từ gốcVụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) vừa có thông báo về những thay đổi của thị trường Trung Quốc trong chính sách nhập hàng nông sản của Việt Nam. Cụ thể, kể từ ngày 1/4, các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu hoa quả từ Việt Nam khi làm thủ tục xin “Giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu” tại cơ quan quản lý kiểm nghiệm, kiểm dịch nhập khẩu Quảng Tây cần cung cấp thêm “hình ảnh chụp bao bì chứa thông tin truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm”.Thông tin trong đó phải bao gồm: tên sản phẩm hoa quả; nguồn gốc xuất xứ; tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. Doanh nghiệp có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào.Như vậy, sau mặt hàng gạo, thịt lợn, thủy sản… thì trái cây sẽ là một trong những mặt hàng bị siết chặt kiểm tra truy xuất nguồn gốc khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina T&T Group cho rằng, quy định mới này của Trung Quốc có thể sẽ khó khăn cho các đơn vị xuất khẩu trái cây nhỏ lẻ. Nhiều cơ sở thường có thói quen mua hàng dễ dãi, không nguồn gốc xuất xứ và thông qua các thương lái rồi đóng hàng xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Những doanh nghiệp có liên kết xây dựng vùng nguyên liệu với nông dân và đang xuất khẩu sang thị trường có yêu cầu truy xuất nguồn gốc như Mỹ, Nhật… thì ít gặp khó khăn.Theo ông Tùng, việc phải truy xuất nguồn gốc, dán nhãn sẽ khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, đẩy giá hàng xuất khẩu tăng theo. Khi đó, trái cây Việt sẽ khó cạnh tranh với trái cây Thái Lan, Myanmar… vốn đang được xuất khẩu mạnh sang thị trường này.Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng, Trung Quốc hiện không còn được xem là thị trường nhập khẩu “dễ tính” như trước đây. Riêng trong ngành lúa gạo hiện chỉ còn 19 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường này. Để nằm trong danh sách này, các doanh nghiệp đã phải qua đợt kiểm tra gắt gao của Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch thực vật.Theo ông Đôn, các tiêu chuẩn phía Trung Quốc đưa ra đều dựa vào tiêu chuẩn của châu Âu và họ đặt nặng vấn đề truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đối với mặt hàng nhập khẩu. Quy định này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam mà các doanh nghiệp gạo Thái Lan muốn xuất khẩu vào Trung Quốc cũng phải trải qua các đợt kiểm tra của AQSIQ.Đối với mặt hàng thủy hải sản, để xuất khẩu được vào thị trường Trung Quốc doanh nghiệp cũng phải đáp ứng một số điều kiện như: doanh nghiệp nằm trong danh mục những nhà sản xuất thuỷ sản được cơ quan thẩm quyền Trung Quốc công nhận; được cấp giấy chứng nhận chất lượng; sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm thuỷ sản được nước này công nhận…* Định vị lại thị trườngTheo các chuyên gia, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới hiện nay, nhất là tầng lớp trung lưu, nhà giàu ngày càng tăng. Những bê bối về thực phẩm bẩn khiến nước này đang đẩy mạnh các chính sách kiểm soát chất lượng lên các sản phẩm nhập khẩu. Với vị trí thuận lợi và tiềm năng sản xuất nông nghiệp, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường này nếu nắm bắt xu hướng thị trường và tiêu dùng.Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An cho rằng, Trung Quốc luôn có nhu cầu rất lớn trong việc nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy sản và đây lại là lợi thế của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này cần định vị lại thị trường, theo hướng chất lượng, an toàn sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Nếu vẫn còn tư duy theo kiểu đây là thị trường “dễ tính” thì nông sản Việt khó có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này và những cuộc khủng hoảng dư thừa là khó tránh khỏi.
Với kinh nghiệm của một doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cũng cho rằng, để xuất khẩu ổn định sang thị trường này, chỉ cần doanh nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và có khách hàng ổn định. Điều này cũng giúp doanh nghiệp hạn chế tình trạng bị ép giá khi xuất khẩu.Tiến sĩ Yang Yong, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TNHH Công nghệ sinh học Nutriera Quảng Châu (Trung Quốc) nhận định, người tiêu dùng Trung Quốc hiện quan tâm nhiều hơn về chất lượng sản phẩm, mức độ an toàn cũng như sự tiện lợi của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn từ 20-30% để mua những sản phẩm nhập khẩu đảm bảo có những yếu tố trên.“Các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đẩy mạnh vào khâu chế biến sản phẩm theo hướng tiện lợi cho người tiêu dùng, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng sản phẩm”, vị chuyên gia trong ngành thủy sản đề xuất.Rõ ràng, việc thay đổi chính sách nhập khẩu của Trung Quốc ít nhiều sẽ tác động đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn sản phẩm là xu thế tất yếu của các thị trường chứ không chỉ riêng Trung Quốc và cũng là yêu cầu của chính người tiêu dùng trong nước.Do vậy, ngành nông nghiệp cần tập trung hơn nữa trong việc sản xuất theo chuỗi, có chiến lược xây dựng tốt hình ảnh, thương hiệu sản phẩm thì việc xuất khẩu sẽ mang tính bền vững hơn trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức lại thị trường nông sản trong nước
22:12' - 29/03/2018
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu tổ chức lại thị trường nông sản trong nước, giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống gắn với việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới.
-
Hàng hoá
Giá nông sản đồng loạt giảm trong tuần qua
08:34' - 26/03/2018
Giá nông sản tại các hợp đồng giao kỳ hạn đồng loạt đi xuống trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT, Mỹ) trong tuần kết thúc vào ngày 23/3.
-
Kinh tế & Xã hội
Trăn trở nông sản Việt Nam và bài toán xuất khẩu
06:06' - 26/03/2018
Xuất khẩu nông sản Việt đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đòi hỏi sự hợp tác của ngành chức năng, doanh nghiệp và nhà khoa học để có giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
15:49'
Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để rà soát các công việc đã thực hiện, nhiệm vụ thời gian tới nhằm thúc đẩy xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong phía Hoa Kỳ có chính sách thuế phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước
14:08'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá tình hình, tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam
12:36'
Sáng 3/4/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Hoa Kỳ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
12:34'
Thời gian gần đây, sân Mỹ Đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở phần mặt cỏ và cơ sở hạ tầng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam
11:32'
Bộ Tài chính đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam để trình tại Kỳ họp lần thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
10:18'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Trung Kiên giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
09:24'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm và 4 Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (sau khi tổ chức lại).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.