Trung Quốc khẳng định TPP không ảnh hưởng đến RCEP
Ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mà Trung Quốc đang đẩy mạnh đàm phán giữa 16 nền kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Phát biểu trên được Vụ trưởng Vụ Kinh tế Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Quân đưa ra bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) 2017 tại Đà Nẵng thảo luận về thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực và trên toàn cầu.
Trung Quốc đang thúc đẩy sớm hoàn tất đàm phán RCEP với sự tham gia của 10 nền kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và New Zealand. Hiệp định này và TPP vốn được coi là hai “con đường thương mại” song song đều tiến tới tự do hóa thương mại khu vực và là hướng đi đúng đắn cho hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên APEC.
Trước đó, trong cuộc họp cấp Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định TPP do Việt Nam và Nhật Bản đồng chủ trì diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, các bộ trưởng đã nhất trí một số vấn đề quan trong, trong đó có việc đồng ý với tên gọi mới của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Các bộ trưởng cũng ra Tuyên bố chung khẳng định các nước TPP đã thống nhất những yếu tố cốt lõi của hiệp định này theo hướng giữ nguyên các nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các các nước thành viên tạm hoãn một số các nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng trong bối cảnh mới với chất lượng cao của hiệp định.
TPP được ký kết tháng 2/2016, với 12 nước tham gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi TPP, cho rằng hiệp định đa phương này làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người Mỹ và nhấn mạnh Washington sẽ tiến hành đàm phán hiệp các định thương mại song phương.
11 nước thành viên còn lại đã nỗ lực khôi phục hiệp định trên thông qua nhiều vòng đàm phán. Nhiều nhà phân tích hy vọng TPP sẽ sớm được thực thi trước khi có thể mở cửa đón thêm một số nền kinh tế tiềm năng khác, trong đó có Hàn Quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chỉ có 20 điều khoản trong Hiệp định TPP bị tạm hoãn thực thi
14:04' - 11/11/2017
Ngày 11/11, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết trong 8.000 trang tài liệu của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chỉ có 20 điều khoản bị tạm hoãn thực thi.
-
Kinh tế Việt Nam
Các nước tham gia CPTPP có thể tạm hoãn một số hạn chế các nghĩa vụ của mình
13:42' - 11/11/2017
Các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thể tạm hoãn một số lượng hạn chế các nghĩa vụ của mình.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thông báo kết quả cuộc họp cấp Bộ trưởng các nước tham gia TPP
13:03' - 11/11/2017
Trưa 11/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã thông báo về kết quả Cuộc họp cấp Bộ trưởng các nước tham gia TPP.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Giữ nguyên các nội dung của TPP
12:43' - 11/11/2017
Ngày 11/11, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết các bộ trưởng phụ trách kinh tế của 11 nước thành viên hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã thống nhất một số nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
TPP được đổi tên thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
12:00' - 11/11/2017
Hội nghị Bộ trưởng TPP diễn ra tại Đà Nẵng trong các ngày 9 và 10/11 tại Đà Nẵng bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.