Trung Quốc mở đường cho làn sóng tăng trưởng mới
Theo tờ South China Morning Post, xu hướng xảy ra với nền kinh tế thế giới và địa chính trị toàn cầu vào năm 2025 sẽ phụ thuộc đáng kể vào Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới và là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới. Nhưng các đánh giá hiện nay về tình hình nền kinh tế Trung Quốc lại có những sự khác biệt.
Các vấn đề tiêu điểm của kinh tế Trung Quốc năm 2024 nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đang tăng trưởng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên, số liệu từng khiến các nhà hoạch định chính sách bất ngờ khi đạt đỉnh 21,3% vào tháng 6/2023, đã giảm xuống còn 17,6% sau một năm. Bên cạnh đó, tình hình của thị trường bất động sản đang có dấu hiệu lạc quan hơn, với các giao dịch tăng lên sau sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ nhằm hỗ trợ lĩnh vực vốn trực tiếp và gián tiếp đóng góp gần 1/3 nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, tăng trưởng tiêu dùng chậm vì các hộ gia đình duy trì tỷ lệ tiết kiệm cao. Khi giá cả giảm, nỗi lo về một vòng xoáy giảm phát đang gia tăng, gợi nhớ đến tình trạng trì trệ kéo dài đã kìm hãm kinh tế Nhật Bản bắt đầu từ những năm 1990.
Trong bối cảnh này, một số người hiện cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đã đạt đỉnh. Nhưng những đánh giá như vậy cũng không thực sự đáng tin cậy. Trước hết, chúng chủ yếu phản ánh quan điểm của các công ty đa quốc gia, lo ngại về lợi nhuận của chính họ hoặc các doanh nghiệp nước ngoài có quan điểm khác nhau về tăng trưởng của Trung Quốc.
Một vấn đề nữa là nhiều phân tích về nền kinh tế Trung Quốc không dựa trên bằng chứng. Ví dụ, các nhà hoạch định chính sách quốc tế có xu hướng tập trung vào vấn đề tiêu dùng ở Trung Quốc. Trên thực tế, tiêu dùng thấp có thể phản ánh nhiều vấn đề khác nhau và không tự động được giải quyết bằng cách thúc đẩy người dân tiêu dùng nhiều hơn.
Tương tự như vậy, sự quan ngại về rủi ro giảm phát bắt nguồn từ giả định rằng giảm phát góp phần khiến hiệu suất kinh tế kém. Nhưng các nhà nghiên cứu đã phải nỗ lực tìm bằng chứng thuyết phục cho thấy giảm phát gây ra suy thoái kinh tế, thay vì chỉ là biểu hiện của suy thoái. Ở cả Trung Quốc và Nhật Bản, giảm phát và trì trệ kinh tế có nhiều khả năng là do các vấn đề khác gây ra, chẳng hạn như dân số già hóa nhanh chóng.
Sự nhầm lẫn về nguyên nhân và tác động của các xu hướng kinh tế có thể dẫn đến những phản ứng chính sách không phù hợp và thậm chí phản tác dụng. Liên quan đến việc xem xét việc cắt giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm, mục đích của ý tưởng này sẽ khuyến khích các hộ gia đình Trung Quốc tiết kiệm ít hơn và chi tiêu nhiều hơn. Tuy vậy, kế hoạch trên sẽ làm giảm tiền lãi từ các khoản gửi tiết kiệm của người dân Trung Quốc.
Bên cạnh đó, giá trị bất động sản đang giảm và thay vì chi tiêu nhiều hơn, các hộ gia đình Trung Quốc có thể có động lực để tăng tiền tiết kiệm. Họ thậm chí có thể cân nhắc kỹ hơn về việc sinh thêm con, điều này có thể ảnh hưởng tới vấn đề nhân khẩu học của Trung Quốc.
Những vấn đề như vậy tác động tới tăng trưởng GDP khi ảnh hưởng việc phân bổ vốn và lao động hiệu quả. Thay vì sử dụng các công cụ chính sách bình thường, chẳng hạn như lãi suất và chi tiêu tài khóa để giải quyết áp lực tiêu dùng thấp hoặc giảm phát, Trung Quốc cần những cải cách cơ bản để giải quyết các vấn đề cơ cấu tiềm ẩn.
Việc cho phép phân bổ đất đai, tiền bạc và lao động theo định hướng thị trường nhiều hơn sẽ mang lại cho hơn 1 tỷ người cơ hội làm việc hiệu quả hơn và có được thu nhập tốt hơn. Điều này sẽ dẫn đến mức tiêu dùng và đầu tư cao hơn, tăng sự tự tin và quan trọng nhất là cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Trung Quốc.
Những cải cách như vậy sẽ rất phức tạp, nhấn mạnh đến nhu cầu cần sự hoạch định và triển khai thận trọng từ chính phủ. Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể trong nhiều thập kỷ qua và những điều chỉnh chính sách trong thời gian tới có thể dẫn đến một làn sóng tăng trưởng cao khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản đặt mục tiêu mới về năng lượng hạt nhân hậu Fukushima
05:30'
Nhật Bản ngày 17/12 đã đề xuất một chiến lược năng lượng mới, trong đó kêu gọi sử dụng cả năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo “ở mức tối đa”.
-
Phân tích - Dự báo
Chìa khóa đảm bảo an ninh năng lượng cho Đông Nam Á
06:30' - 18/12/2024
Lưới điện ASEAN, cùng với sự hội nhập và hợp tác trong khu vực, là điều cần thiết để hiện thực hóa các mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường bất động sản Trung Quốc đang hồi sinh mạnh mẽ?
05:30' - 18/12/2024
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng số ra mới đây, một số dữ liệu của thị trường bất động sản Trung Quốc cho thấy những dấu hiệu hồi sinh mạnh mẽ.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau việc Malaysia muốn gia nhập BRICS
06:30' - 17/12/2024
Giới tinh hoa ở Malaysia tin rằng việc liên kết với BRICS sẽ mang lại cho Malaysia những lợi thế đáng kể, tương tự với ảnh hưởng của hệ thống Bretton Woods.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn chính trị tại Pháp và những ảnh hưởng
05:30' - 17/12/2024
Theo báo Les Echos, mặc dù uy tín của Pháp trên thị trường đang suy giảm, tình trạng này sẽ không gây ảnh hưởng đến thị trường nợ ở những nền kinh tế khác trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
-
Phân tích - Dự báo
Đà tăng của đồng USD sẽ đối mặt với thử thách trong năm 2025
21:23' - 16/12/2024
Các chiến lược gia tiền tệ hàng đầu dự đoán rằng Fed, vốn là nguồn hỗ trợ lớn nhất cho đồng USD trong những tháng gần đây, sẽ trở thành một yếu tố bất lợi cho đồng tiền này vào cuối năm 2025.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu thất thế trong cuộc đua pin xe điện
06:30' - 16/12/2024
Việc các nhà sản xuất ô tô châu Âu cố gắng kéo dài thời gian bán được những chiếc ô tô sinh lời của họ đã làm suy yếu nỗ lực của EU trong việc phát triển thị trường pin xe điện.
-
Phân tích - Dự báo
Những tín hiệu từ Hội nghị Công tác Kinh tế trung ương Trung Quốc
05:30' - 16/12/2024
Hội nghị Công tác Kinh tế trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô tích cực hơn, đồng thời chính sách tài chính và tiền tệ cũng được điều chỉnh cho phù hợp.
-
Phân tích - Dự báo
Trụ cột marketing mới của ngành công nghiệp phần mềm
06:30' - 15/12/2024
Cho đến nay, AI tạo sinh vẫn chưa đóng góp nhiều vào tăng trưởng doanh thu của các công ty phần mềm và toàn ngành vẫn đang ở giai đoạn “chứng minh giá trị” đối với các copilot hay các tác nhân AI.