Trung Quốc: Xuất khẩu quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong tháng 4/2024
Điều này cho thấy một số tín hiệu tích cực về nhu cầu hàng hóa từ nước ngoài, và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hy vọng đà hồi phục này sẽ kéo dài đến cuối năm.
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2024 tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với dự báo của các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò của hãng tin Reuters (Vương quốc Anh). Con số này đánh dấu sự phục hồi sau mức giảm 7,5% vào tháng 3/2024, lần đầu tiên nước này chứng kiến xuất khẩu giảm kể từ tháng 11 năm ngoái.
Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2024 cũng tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2023, vượt qua mức dự báo là 4,8%. Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý I/2024, nhưng các số liệu về xuất khẩu, lạm phát giá tiêu dùng, giá sản xuất và cho vay ngân hàng trong tháng 3/2024 cho thấy đà tăng trưởng có thể đang chững lại.Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài cũng chưa có dấu hiệu lắng xuống, khiến các chuyên gia kêu gọi Chính phủ Trung Quốc đưa ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế.
Trong quý I/2024, cả kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc đều tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Một loạt số liệu kinh tế tích cực vượt dự báo trong giai đoạn tháng 1-2 và khảo sát các nhà sản xuất trong tháng Ba cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã vượt qua được một số thách thức ban đầu.
Điều này giúp các nhà chức trách nước này có thêm thời gian để củng cố niềm tin mong manh của các nhà đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, những thách thức cho nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều. Tháng trước, tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch đã hạ triển vọng tín dụng của Trung Quốc xuống mức tiêu cực, viện dẫn rủi ro đối với tài chính công khi tăng trưởng chậm lại và nợ chính phủ tăng cao. Trung Quốc hồi tháng trước cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ thận trọng và chính sách tài khóa chủ động, bao gồm cả việc điều chỉnh lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 khoảng 5%, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng đây là mục tiêu không dễ đạt được nếu không có thêm các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn. Xuất khẩu của Trung Quốc gặp khó khăn trong phần lớn thời gian của năm ngoái do lãi suất tăng cao ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa từ nước ngoài. Với việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và những ngân hàng trung ương của các nước phát triển khác không có dấu hiệu sẽ cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, các nhà sản xuất Trung Quốc có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong cuộc cạnh tranh giành thị phần. Các nhà phân tích cho rằng các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang tiếp tục giảm giá để duy trì doanh số bán hàng ở nước ngoài trong bối cảnh nhu cầu nội địa yếu. Điều này được minh chứng bằng việc khối lượng xuất khẩu tăng lên mức cao kỷ lục vào tháng 3/2024. Thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng lên 72,35 tỷ USD, so với mức dự báo 77,50 tỷ USD trong cuộc thăm dò của Reuters và 58,55 tỷ USD trong tháng 3/2024.- Từ khóa :
- trung quốc
- hàng hóa trung quốc
- kinh tế trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thêm tuyến tàu du lịch kết nối với đường sắt Lào - Trung Quốc
16:41' - 10/05/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 9/5, chuyến tàu du lịch đầu tiên từ thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đã đến thủ đô Viêng Chăn của Lào.
-
Kinh tế Thế giới
ECC: Sức hấp dẫn của điểm đến đầu tư Trung Quốc giảm sút
15:50' - 10/05/2024
Trung Quốc đang tích cực thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, song sự chậm chạp trong quá trình này đang ảnh hưởng lên kế hoạch phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm mở cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) – Động Trung (Trung Quốc)
18:07' - 09/05/2024
Ngày 9/5, huyện Bình Liêu và huyện Hải Hà (Việt Nam) cùng Chính quyền nhân dân Khu Phòng Thành (Trung Quốc) hội đàm đề xuất mở cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc).
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ghi nhận tháng tăng thứ hai liên tiếp
06:53'
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
-
Hàng hoá
Quảng Ninh thu giữ và tiêu hủy gần 17 tấn nhuyễn thể không rõ nguồn gốc
19:37' - 30/06/2025
Ngày 30/6, Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện, kiểm tra, thu giữ và xử lý tiêu hủy gần 17 tấn ngao và hàu sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tổng trị giá hơn 670 triệu đồng.
-
Hàng hoá
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm
17:47' - 30/06/2025
Cùng xu hướng biến động như tháng 6, giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm khi căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt
16:51' - 30/06/2025
Những lo ngại dai dẳng về triển vọng nhu cầu vẫn là một yếu tố kìm hãm đà giảm sâu của giá dầu
-
Hàng hoá
Kim loại đồng loạt tăng giá
09:34' - 30/06/2025
Diễn biến trái chiều giữa thị trường năng lượng và kim loại. Trong khi 5 mặt hàng năng lượng khép tuần giao dịch trong sắc đỏ thì thị trường kim loại chứng kiến toàn bộ các mặt hàng đồng loạt tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á kéo dài đà giảm do một loạt yếu tố bất lợi
07:51' - 30/06/2025
Giá dầu giảm trong sáng 30/6 trên thị trường châu Á, sau tuần thua lỗ nặng nề nhất trong hơn hai năm qua giữa lúc các quỹ phòng hộ bán tháo sau thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa Iran – Israel.
-
Hàng hoá
Bước vào thế giằng co cung-cầu, giá dầu giảm 12% trong tuần qua
12:59' - 28/06/2025
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/6, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 4 xu (0,1%) lên 67,77 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 28 xu (0,4%), chốt phiên ở mức 65,52 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá cước vận tải biển Trung-Mỹ giảm hơn 50%
14:54' - 27/06/2025
Giá cước vận chuyển container hàng hóa từ Trung Quốc đến Mỹ đã giảm hơn một nửa kể từ đầu tháng này.
-
Hàng hoá
Giá dầu hướng tới tuần giảm mạnh nhất trong 2 năm
14:53' - 27/06/2025
Giá dầu tại châu Á trong phiên chiều 27/6 đang hướng tới tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2023, trong bối cảnh xung đột Iran-Israel không gây ra gián đoạn nguồn cung đáng kể nào.