Trước thềm Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp: Bài 2: Khó tiếp cận các gói hỗ trợ
Thời gian qua, để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, người dân trước tác động của dịch COVID-19, Chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nhằm giảm bớt gánh nặng, như: vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn, giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm thuế đất, thuế giá trị gia tăng… theo quy định.
Các gói hỗ trợ trên sẽ là động lực để doanh nghiệp tiếp tục vượt qua khó khăn trước đại dịch trên toàn cầu. Tuy nhiên, qua phản ánh của các hiệp hội và doanh nghiệp ngành điện tử, công nghiệp hỗ trợ, thực phẩm, logistics họ còn gặp nhiều khó khăn để tiếp cận và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ này.
Trong báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam gửi tới Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp ngày 9/5, Hiệp hội này cho hay, do dịch bệnh, đơn hàng của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội giảm sút trầm trọng, nhiều doanh nghiệp không xuất khẩu được, khách hàng đã ngưng nhập khẩu đơn hàng cũ, trong khi doanh nghiệp vẫn phải cố gắng duy trì giữ lao động nòng cốt. Nếu dịch bệnh còn kéo dài, thiệt hại doanh nghiệp vô cùng lớn và nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tồn tại. Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tuy nhiên đến thời điểm này hầu hết doanh nghiệp chưa nhận được gói hỗ trợ nào từ các chính sách ưu đãi này. Nhiều doanh nghiệp đã làm hồ sơ gửi cơ quan chức năng xin hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận hoặc chưa biết tiếp cận bằng cách nào. Một số doanh nghiệp đang tiếp cận thì cho rằng khó khăn vì quá nhiều thủ tục liên quan, ông Nguyễn Phước Hải, Tổng thư ký Hiệp hội cho hay. Nêu tình hình cụ thể, ông Hải cho biết, với gói hỗ trợ về vay vốn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... theo Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận hoặc chưa biết tiếp cận bằng cách nào.Một số doanh nghiệp đã tiếp cận một số ngân hàng về gói hỗ trợ này và bước đầu cũng đã có ngân hàng đồng ý cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, tuy nhiên chính sách ưu đãi chưa được triển khai áp dụng đồng bộ, nhất quán trong hệ thống ngân hàng.
Với gói hỗ trợ gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất bắt đầu từ tháng 3/2020 trở đi căn cứ theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuế đất, một số doanh nghiệp cho rằng có rất nhiều thủ tục rườm rà, không phù hợp với doanh nghiệp mình nên không tìm hiểu để tiếp cận những gói hỗ trợ này. Theo Công ty Viettronics Bình Hòa, đơn vị này đang vận dụng Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đề làm văn bản “Đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất” gửi lên cơ quan thuế. Tuy nhiên, do Nghị định này vẫn còn chung chung (chưa có Thông tư hướng dẫn thêm) nên công ty cũng không hoàn toàn chắc chắn là có thuộc mục “sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển” hay không. Đặc biệt là nội dung Khoản 3, Điều 4: “Cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất... Trường hợp sau khi hết thời gian gia hạn, cơ quan thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra người nộp thuế không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế còn thiếu, tiền phạt và tiền chậm nộp...”. Nội dung này đã làm khó và gây bất an cho các doanh nghiệp, người dân. Ông Nguyễn Văn Kết, Giám đốc Công ty Cơ khí SKD Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi là doanh nghiệp nhỏ, nhận được thông tin hỗ trợ từ Chính phủ cả về thuế, phí và tiền điện, chúng tôi rất mừng trong thời điểm hiện nay. Nhưng để tiếp cận, doanh nghiệp còn rất “mù mờ”, thiếu các văn bản, hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp thực hiện. Theo ông Nguyễn Phước Hải, để nhanh chóng đưa được các chính sách của Thủ tướng Chính phủ đến từng doanh nghiệp, người dân, Hiệp hội đề xuất Chính phủ thành lập một Ban chỉ đạo có đủ thẩm quyền quyết định và giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp kèm theo “đường dây nóng” để hỗ trợ, giải đáp các ý kiến hỏi đáp từ cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Ngoài ra, với các cơ quan chức năng và nhà nước, cần có thay đổi, điều chỉnh lại các điều kiện để tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ theo hướng minh bạch, đơn nghĩa, cơ chế một cửa để các doanh nghiệp được tiếp cận với các gói hỗ trợ của Chính phủ.Các bộ ngành liên quan nhanh chóng có hướng dẫn thực hiện nghị định của Thủ tướng về việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh COVID -19 vì thực tế nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng và giảm doanh thu từ 20-30% nhưng không tiếp cận được các chương trình hỗ trợ nêu trên vì được cho vào loại 2 do không bị ảnh hưởng trực tiếp.
Theo bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Chính phủ đã có một số chính sách kịp thời được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao, liên quan đến các ưu đãi về giãn giảm thuế, phí, lãi suất vay… như Nghị định 41/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, các cơ quan thuế cần triển khai và có hướng dẫn chủ động cho doanh nghiệp. Theo khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp hội viên đều chưa biết thực hiện các thủ tục này như thế nào. Đặc biệt, dòng tiền của doanh nghiệp sản xuất đang mất cân đối nghiêm trọng. “Hiệp hội kiến nghị Chính phủ tiếp tục xem xét hỗ trợ miễn, giảm và giãn các khoản thuế phí khác, như thuế môi trường, thuế xuất nhập khẩu, các loại thuế phí cho mỗi lĩnh vực. Đề nghị cho doanh nghiệp đã mua thiết bị mới mở rộng sản xuất được miễn nộp thuế VAT ngay, thay vì hoàn sau như hiện nay...Đồng thời Chính phủ tiếp tục giảm lãi suất đối với những khoản vay cho mục đích cụ thể, như trả lương, mua nguyên vật liệu và các chi phí đầu vào để duy trì sản xuất trong thời gian dịch bệnh”, bà Bình cho hay...
Cũng chung khó khăn về nguồn vốn, bà Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT) cho biết, thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hàng ngày nên các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm cơ bản vẫn giữ được kinh doanh, tuy nhiên doanh thu đều có phần sụt giảm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sản xuất nông sản quy mô nhỏ đều rất khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.
Bà Nguyễn Thị Hồng Minh đề xuất, cần có cơ chế để các Hội, Hiệp Hội tham gia giới thiệu và phối hợp cùng ngân hàng kiểm soát để bảo đảm các dự án vay vốn của hội viên là doanh nghiệp nông nghiệp quy mô nhỏ. Trên kinh nghiệm của nhiều nước và một số dự án thực hiện tại Việt Nam về việc cho vay vốn quy mô nhỏ dựa trên các tổ chức cộng đồng, Hội, Hiệp hội có khả năng đảm nhận được nhiệm vụ là một tổ chức cầu nối, giới thiệu và giúp giám sát theo dõi các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ vay vốn ngân hàng. Ngoài ra, đại diện AFT cũng đề xuất Chính phủ cần giành ra một nguồn lực để ưu tiên phát triển các dự án nông nghiệp xanh, cũng như các dự án thương mại điện tử cho những sản phẩm hữu cơ, sản phẩm xanh mà đối tác thực hiện là các Hội, Hiệp hội được tổ chức trên những nguyên tắc và giá trị phù hợp. Mặc dù có từ 20-80% hội viên bị giảm doanh thu do tác động của dịch COVID-19, nhưng ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xem lại chiến lược hoạt động, đa dạng hóa thị trường cung cấp dịch vụ, cải tổ bộ máy hoạt động, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao lực cạnh trạnh và cắt giảm chi phí nhằm tối đa hiệu quả kinh doanh. Nhưng để làm được việc này, VLA kiến nghị, trong năm 2020 - 2021, Chính phủ và các bộ ngành quan tâm tháo gỡ 3 vấn đề về tài chính, hoạt động kinh doanh và nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Theo đó, về tài chính, VLA đề nghị, các bộ, ngành đẩy nhanh giải ngân các gói tín dụng, gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động của Chính phủ đưa ra một cách thuận lợi, từ đó doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu quả để mở rộng kinh doanh và phát triển thị trường.Bên cạnh đó, Chính phủ xem xét giảm chi phí về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải như phí cảng biển, cảng hàng không, chi phí vận tải đường bộ, đường cao tốc cho các xe vận chuyển hàng hóa trong thời hạn 6 tháng đến 1 năm.
Về hoạt động kinh doanh, VLA đề nghị được tạo điều kiện cho việc phát triển vận tải qua biên giới, vận tải đa phương thức qua việc làm việc với các nước láng giềng. Bên cạnh đó, cần phát triển nhanh các cảng biển nước sâu cho hoạt động nội vùng và toàn cầu khi Việt Nam đang trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu của khu vực. Để giải quyết hàng tồn đọng với Trung Quốc cũng như nâng cao giá trị nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường EU và Mỹ, VLA đề nghị phát triển vận tải đường sắt trong hoạt động logistics và phát triển vận tải hàng không bằng máy bay chuyên dụng chở hàng. Về nguồn nhân lực - khoa học công nghệ - đào tạo, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đề nghị Chính phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí để triển khai dự án số hóa trong lĩnh vực logistics và bảo hộ cho VLA nghiên cứu Đề án Chỉ số logistics cấp vùng nhằm thuận hợi hóa chính sách logistics và tạo nền tảng cho cộng đồng dịch vụ./.Còn tiếp: Bài 3: Tiếng nói từ doanh nghiệpTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trước thềm Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp: Bài 1: Biến thách thức thành cơ hội
17:05' - 08/05/2020
Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội đất nước; trong đó, khu vực doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nặng nề.
-
Tài chính & Ngân hàng
Gỡ khó về thuế cho doanh nghiệp ổn định sản xuất
15:29' - 08/05/2020
Trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động đến tất cả hoạt động kinh tế, việc Chính phủ ban hành các gói cứu trợ, từ chính sách tài khóa đến tài chính đã góp phần củng cố niềm tin cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi dậy và thắp sáng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp
08:48' - 08/05/2020
Thông qua những lần tiếp xúc và với tinh thần cầu thị, Chính phủ đã lắng nghe những vấn đề khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn của doanh nghiệp.
-
Thời sự
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp sẽ diễn ra ngày 9/5
16:41' - 04/05/2020
Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, tái khởi động nền kinh tế vào sáng ngày 9/5/2020 theo hình thức trực tuyến tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng tiếp tục phân cấp tối thiểu 50% trên tổng số nhiệm vụ còn giữ lại
21:28'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ban hành Công điện về việc tiếp tục triển khai, thực hiện nhiệm vụ phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
19:15'
Trước những chuyển động phức tạp hiện nay, hơn bao giờ hết ASEAN cần củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của mình, thể hiện tiếng nói chung mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Malaysia trở thành hình mẫu hợp tác trong ASEAN
19:13'
Hai bên thống nhất nhanh chóng hoàn thành khung Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030; thiết lập cơ chế gặp nhau giữa hai Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng
17:41'
Cả nước đã triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại 163 trạm thu phí với hơn 6 triệu phương tiện đã được dán thẻ và đang thúc đẩy mở rộng dịch vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đề xuất tầm nhìn hợp tác báo chí số có trách nhiệm
17:40'
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, Diễn đàn Hợp tác Truyền thông ASEAN – Trung Quốc 2025 đã chính thức khai mạc ngày 25/5 tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi
17:22'
Đúng 15 giờ, Lễ an táng bắt đầu được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi
16:57'
Chiều 25/5/2025, Linh xa đưa linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về an táng tại nghĩa trang thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi – quê hương của ông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu Malaysia
15:01'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Malaysia nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Nghệ An đẩy mạnh các cơ hội giao lưu, hợp tác kinh tế tại Đức
14:24'
Nghệ An có thế mạnh về đất đai và nguồn nhân lực, thị trường lớn với 3,7 triệu dân, rất tiềm năng để các doanh nghiệp Đức đến tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư.