Từ 1/3, cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương có 22 đơn vị
Nghị định nêu rõ, 19 đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: 1- Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp; 2- Vụ Phát triển thị trường nước ngoài; 3- Vụ Chính sách thương mại đa biên; 4- Vụ Dầu khí và Than; 5- Vụ Tổ chức cán bộ; 6- Vụ Pháp chế; 7- Thanh tra bộ; 8- Văn phòng bộ; 9- Ủy ban Cạnh tranh quốc gia; 10- Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước; 11- Cục Điện lực; 12- Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công; 13- Cục Công nghiệp; 14- Cục Phòng vệ thương mại; 15- Cục Xúc tiến thương mại; 16- Cục Xuất nhập khẩu; 17- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; 18- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; 19- Cục Hóa chất.
Ba đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương gồm: 1- Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương; 2- Báo Công Thương; 3- Tạp chí Công Thương.
Nghị định cũng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương. Theo đó, Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ số); cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ….
Về phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại bao gồm: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; điều tra phòng vệ thương mại; chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc trợ giúp hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khi bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại) của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết các tranh chấp về các vụ kiện phòng vệ thương mại tại WTO và các tổ chức quốc tế.
Về thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Chủ trì, phối hợp, tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử, chính sách và pháp luật điều chỉnh trong hoạt động thương mại điện tử; tổ chức thực hiện các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển những mô hình kinh doanh mới trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương; hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động thương mại điện tử; quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử và các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số theo quy định của pháp luật.
Bộ Công Thương thiết lập và vận hành những hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử; xây dựng khung kiến trúc và nền tảng kỹ thuật dùng chung cho các mô hình kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương; xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ số trong ngành công thương, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết thông qua chuỗi giá trị, phát triển thị trường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu;
Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, phát triển kinh tế số ngành công thương; xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin năng lượng ngành công thương để thực hiện các hoạt động quản trị dữ liệu, quản trị chia sẻ, khai thác dữ liệu, tổ chức điều tra, thu thập, tổng hợp và cập nhật dữ liệu thông tin năng lượng.
Về quản lý thị trường, Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại thuộc lĩnh vực được phân công; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại ở thị trường trong nước và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật.
Về xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương xây dựng và thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia theo quy định của pháp luật; xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại, thương hiệu, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; quản lý, theo dõi nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm theo quy định của pháp luật…
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên không gian mạng
10:50' - 25/02/2025
Bộ Công Thương cảnh báo việc lừa đảo qua mạng sẽ diễn biến phức tạp. Dự báo, 2 nguy cơ chính người dùng sẽ phải đối mặt đó là mã độc giám sát, đánh cắp thông tin và lừa đảo trực tuyến biến thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc
19:53' - 22/02/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38 - 27,83%.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
14:09' - 20/02/2025
Kế hoạch được Bộ Công Thương xây dựng trên nguyên tắc có trọng tâm, thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực; công khai, minh bạch, hiệu quả, không chồng chéo, trùng lặp.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất
19:07' - 19/02/2025
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng vừa ký ban hành Quyết định số 422 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hóa chất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
15:08'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam rất thành công.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
14:36'
Ngày 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ diện 5 địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế quý I
14:12'
Theo số liệu của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), kinh tế 3 tháng đầu năm cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí ưu tiên nguồn vốn thực hiện chuyển đổi số với tiến độ cụ thể
12:59'
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm cho rằng, các doanh nghiệp nhà nước cần bố trí ưu tiên nguồn vốn thực hiện chuyển đổi số với tiến độ cụ thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững
11:48'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất và sẵn sàng giải quyết các đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp công nhận nhiều chủng tàu bay mới đủ điều kiện khai thác
11:03'
Cục Hàng không Việt Nam sử dụng các quy định phê chuẩn tàu bay của các quốc gia dưới đây để thực hiện việc cấp, công nhận các Giấy chứng nhận liên quan đến đủ điều kiện bay của tàu bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì "Hội nghị Diên Hồng" với doanh nghiệp nhà nước
10:09'
Sáng 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo
10:00'
Đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp phải đảm bảo chính quyền địa phương cấp xã quản lý hiệu quả địa bàn, nắm chắc tình hình, gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc ký kết 7 văn kiện quan trọng về đường sắt và đường bộ
09:56'
Các văn kiện về đường sắt góp phần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các dự án đường sắt kết nối Việt Nam - Trung Quốc, một nội dung được các lãnh đạo Đảng, Chính phủ hai nước hết sức quan tâm.