Tương lai bấp bênh của NAFTA ảnh hưởng tới đầu tư vào Mexico
Tương lai bất ổn của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ - NAFTA - có thể tác động xấu tới đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dầu khí của Mexico, bao gồm các dự án mở thầu thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng nước sâu trong Vịnh Mexico của quốc gia này.
Các chuyên gia đánh giá việc mở thầu 29 dự án thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi của Mexico vào tháng Một vừa qua với trữ lượng khoảng 4,2 tỷ thùng sẽ bị ảnh hưởng bởi các quan ngại liên quan tới NAFTA, khiến các tập đoàn và daonh nghiệp lớn như Chevron hoặc Exxon Mobil “đắn đo” trong việc tham gia. Hiện tại đã có 17 công ty và liên doanh nước ngoài đăng ký tham gia trong giai đoạn sơ tuyển thầu.Giám đốc BHP Billiton (Australia) tại Mexico Tim Callahan nhận định các khoản đầu tư trong tương lai nếu không có cơ chế bảo vệ của NAFTA sẽ có rủi ro cao hơn do thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp. Điều này dẫn tới việc nhiều công ty nước ngoài sẽ dừng việc tham gia đầu thầu các dự án ở Mexico.
NAFTA là Hiệp định thương mại tự do giữa Mexico, Mỹ và Canada. Tương lai bấp bênh của NAFTA gây ra rủi ro lớn đối với kinh tế Mexico bởi lợi ích của hiệp định này đem đến cho Mexico trong suốt 23 năm qua kể từ khi có hiệu lực vào năm 1994.Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL) dự báo việc tái đàm phán NAFTA đổ vỡ sẽ khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mexico giảm 1,9%.
Bộ trưởng Năng lượng Mexico Pedro Joaquin Coldwell nhận định, thậm chí không có sự bảo vệ của NAFTA, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được ưu tiên bảo vệ quyền lợi bởi các quy định pháp lý của Mexico. Do vậy, các hợp đồng đầu tư trong lĩnh vực dầu khí sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ứng viên tổng thống Andrés Manuel López Obrador thuộc đảng cảnh tả Phòng trào tái thiết quốc gia (Morena) - người đang dẫn đầu các cuộc thăm dò cho tổng tuyển cử vào tháng 7/2018 - nói rằng sẽ ra soát các hợp đồng dầu khí đã ký kết trong trường hợp ông thắng cử. Mexico hiện là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ 12 thế giới của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Ủy ban Dầu khí quốc gia Mexico dự báo sản lượng dầu thô của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh trong năm 2017 sẽ giảm xuống mức 1,928 triệu thùng/ngày.Việc mở thầu thăm dò và khai thác dầu khí nằm trong chiến lược cải cách năng lượng được thúc đẩy bởi Tổng thống Enrique Peña, nhằm xóa bỏ độc quyền trong lĩnh vực này của Tập đoàn Dầu khí quốc gia (Pemex), cũng như nâng sản lượng dầu khí của nước này. Từ năm 2013 đến nay, Mexico đã ký 70 hợp đồng dầu khí trị giá 59 tỷ USD với 60 đối tác nước ngoài.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
CEPAL: NAFTA đổ vỡ sẽ khiến GDP của Mexico giảm 1,9%
13:39' - 02/11/2017
Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL) dự báo việc tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ - NAFTA - đổ vỡ sẽ khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mexico giảm 1,9%.
-
Kinh tế Thế giới
Những đề xuất của Mỹ đang "bóp nghẹt" tái đàm phán NAFTA
09:53' - 26/10/2017
Một đại diện trong đoàn đàm phán của Mexico cho biết các cuộc tái đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang gặp vô vàn trở ngại do những đề xuất gây tranh cãi mà phía Mỹ đưa ra.
-
Kinh tế Thế giới
Toyota vẫn đầu tư vào Mexico bất chấp tái đàm phán NAFTA gặp khó
11:02' - 20/10/2017
Bất chấp những bất ổn do tiến trình tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Toyota vẫn tuyên bố đầu tư 700 triệu USD để xây dụng một nhà máy tại tỉnh miền Trung Mexico, Guanajuato.
-
Kinh tế Thế giới
Moody's cảnh báo hệ luỵ nếu NAFTA đổ vỡ
08:38' - 20/10/2017
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã đưa ra cảnh báo về các tác động bất lợi nếu NAFTA đổ vỡ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.