Tuyển sinh đại học: Sẽ tiến tới thi trên máy tính ở những nơi có đủ điều kiện
Tại Hội nghị trực tuyến giáo dục đại học năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 12/12, thông tin về phương án tuyển sinh giai đoạn 2021-2025, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Phương án tuyển sinh vẫn sẽ giữ ổn định như năm 2020 và từng bước được hoàn thiện.
Trong đó, phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm triển khai của địa phương, cơ sở giáo dục đại học.
Theo bà Nguyễn Thu Thủy, việc tổ chức tuyển sinh sẽ có những cải tiến, chủ yếu là thi trên giấy nhưng sẽ từng bước tiến tới việc thi trên máy ở những nơi có đủ điều kiện và tiệm cận với tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Quyền tự chủ tuyển sinh của các trường vẫn rất lớn. Trong tương lai, khi những trường có mức độ cạnh tranh cao, những trường chuyên sâu, đặc thù riêng biệt cần có kỳ thi riêng, chúng ta có thể liên kết, khuyến khích các nhóm trường tổ chức kỳ thi chung để thí sinh không tốn kém, hạn chế việc đi lại.
Bên cạnh đó, sẽ nghiên cứu hình thành các trung tâm khảo thí độc lập với ngân hàng đề thi chuẩn hóa, thi trên máy tính và có thể thi nhiều đợt trong năm, đảm bảo minh bạch, công bằng giữa các lần thi.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các trường đại học đều bày tỏ mong muốn giữ ổn định phương án tuyển sinh như năm 2020.
Đồng thời, đề xuất một số ý kiến để cải tiến hình thức thi nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan và tin cậy.
Giáo sư Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: Năm 2020 là một năm đầy khó khăn và thách thức, nhưng kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông vẫn diễn ra thành công. Do vậy, trong năm 2021, việc giữ ổn định kỳ thi sẽ tạo tâm lý an tâm cho thí sinh.
Đây vẫn là kỳ thi quan trọng đối với việc tuyển sinh của các trường vì đảm bảo tính khách quan, hiệu quả, đỡ vất vả, tốn kém cho thí sinh lẫn các trường đại học.
Việc chuyển đổi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông cần thời gian nhiều năm chứ không thể chuyển đổi ngay lập tức.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cũng ủng hộ phương án giữ ổn định phương thức tuyển sinh, đặc biệt sử dụng kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Trường Đại học Ngoại thương trong năm 2021 vẫn tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông để xét tuyển với chỉ tiêu khoảng 50%.
Bên cạnh đó, trường sẽ thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh bằng các phương thức xét tuyển khác.
Tính xa hơn trong 3-5 năm tới, theo bà Lê Thị Thu Thuỷ, cần thiết phải thành lập trung tâm khảo thí độc lập để tổ chức các kỳ thi.
Các trường đại học có thể sử dụng những kết quả này để thực hiện việc xét tuyển và xét tuyển nhiều đợt trong năm.
Tuy nhiên, để từng bước thành lập trung tâm khảo thí độc lập, cần có những quy định pháp lý liên quan đến việc vận hành và sự chuẩn bị từ phía các trường đại học cũng như các trường Trung học phổ thông và học sinh.
Đề xuất một số nội dung liên quan đến tuyển sinh, đại diện Đại học Đà Nẵng chia sẻ: Trước thực trạng thí sinh trúng tuyển bằng các hình thức xét tuyển riêng nhưng không xác nhận nhập học khiến trường rơi vào thế bị động, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cho phép thí sinh đăng ký các nguyện vọng bằng các hình thức xét tuyển khác nhau trên cùng một phiếu; đồng thời, phần mềm lọc ảo của Bộ nên được cải tiến để không chỉ lọc ảo đối với việc xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông mà có thể tích hợp lọc ảo tất cả phương thức tuyển sinh nhằm giảm lượng trúng tuyển ảo.
Bộ cũng nên bỏ việc cho thí sinh thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm do trước đó các em đã được đăng ký không giới hạn nguyện vọng nên việc điều chỉnh là không cần thiết, gây kéo dài thời gian tuyển sinh. Tâm lý thí sinh không ổn định do băn khoăn chọn trường sẽ tạo nên bức tranh tuyển sinh lộn xộn.
Về vấn đề cho phép thí sinh thay đổi nguyện vọng một lần sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho rằng: Việc này đã được thực hiện vài năm gần đây và cho thấy tính hiệu quả vì tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sau khi biết điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Các em có thêm cơ hội để điều chỉnh nguyện vọng phù hợp với điểm thi và nhu cầu của bản thân về ngành nghề theo học. Do vậy, quy định này cần được duy trì trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chính phủ ủng hộ tự chủ đại học
19:06' - 09/11/2020
Chiều 9/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội liên quan đến các vấn đề về lương hưu, bảo hiểm y tế, tự chủ đại học...
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo chấn chỉnh công tác tuyển sinh đại học năm 2020
07:50' - 09/10/2020
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn về việc rà soát, chấn chỉnh công tác tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy và trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyển sinh 2020: Danh sách các trường đại học xét tuyển bổ sung
20:47' - 06/10/2020
Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa thông báo xét tuyển bổ sung đại học chính quy năm 2020 tại Phân hiệu Vĩnh Long. Tổng số chỉ tiêu cho đợt bổ sung này là 145.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Thanh Hóa liên tục phát hiện nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép
21:23'
Lực lượng Biên phòng tỉnh Thanh Hoá đã kịp thời ngăn chặn 5 trường hợp nhập cảnh trái phép vào Thanh Hóa nhằm trốn các quy định về cách ly phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ tướng Nhật Bản chỉ định quan chức phụ trách chiến dịch tiêm vaccine
20:53'
Thủ tướng Suga Yoshihide ngày 18/1 đã chỉ định Bộ trưởng Cải cách hành chính Taro Kono làm người phụ trách chiến dịch tiêm chủng.
-
Kinh tế & Xã hội
Dừng hoạt động tại công trình Panorama
18:53'
Qua kiểm tra thực tế việc cải tạo công trình Panorama trên đèo Mã Pì Lèng, Sở Xây dựng xác định một số hạng mục sau khi cải tạo không tuân thủ đúng phương án kiến trúc đã được phê duyệt.
-
Kinh tế & Xã hội
Lời kêu cứu từ lòng đất
17:00'
Những thợ mỏ còn sống sót trong vụ sập mỏ vàng ở tỉnh Sơn Đông đã gửi một mẩu giấy viết tay lên mặt đất cho biết có một số người đang bị thương và họ rất cần thuốc men.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tiếp tục rung chuyển tỉnh Tây Sulawesi, Indonesia
15:33'
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 18/1, một trận động đất có độ lớn 4,2 đã làm rung chuyển huyện Majene và được cảm nhận rõ tại thành phố ven biển Mamuju thuộc tỉnh Tây Sulawesi của nước này.
-
Kinh tế & Xã hội
Người thừa kế Tập đoàn Samsung bị kết án 2 năm rưỡi tù giam
14:26'
Tòa án cấp cao Seoul của Hàn Quốc đã tuyên phạt 2 năm rưỡi tù đối với người thừa kế Tập đoàn điện tử Samsung, ông Lee Jae-yong.
-
Kinh tế & Xã hội
Thế giới ghi nhận hơn 95 triệu người mắc COVID-19
08:49'
Tính đến 8h ngày 18/1 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 95.459.943 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhà sản xuất âm nhạc huyền thoại Phil Spector qua đời vì COVID-19
08:22'
Nhà sản xuất âm nhạc Phil Spector đã qua đời ở tuổi 81 do dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Check in cùng thiên nhiên hoang sơ ở Bình Thuận
08:21'
Không chỉ nổi tiếng bởi “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”, Bình Thuận còn được biết đến là nơi có vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, độc đáo mà ít nơi nào có được.