Tỷ lệ giải ngân khuyến công khu vực phía Nam chỉ đạt 18,8%
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, phát triển ngày càng năng động, hoạt động khuyến công cần có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyên nghiệp hơn, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Đây là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị công tác Khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ VIII năm 2017, do Cục Công nghiệp địa phương phối hợp với Sở Công Thương Tp.Hồ Chí Minh, tổ chức chiều 3/8 tại Tp.Hồ Chí Minh.
Theo bà Đỗ Thị Minh Trâm, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương, trong thời gian qua hoạt động khuyến công ở 20 tỉnh, thành phía Nam đã góp phần tích cực trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ở địa phương. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại.
Cụ thể, kết quả thực hiện, mức độ hoàn thành kế hoạch khuyến công được giao trong năm 2016 của các tỉnh, thành khu vực phía Nam chưa cao, toàn vùng mới đạt 93,7%.Tiến độ thực hiện kế hoạch một số nội dung hoạt động khuyến công 6 tháng đầu năm 2017 còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, toàn vùng chỉ đạt 18,8%.
Cá biệt, có địa phương chưa tiến hành giải ngân như Bà Rịa – Vũng Tàu, Sóc Trăng; một số tỉnh như Tây Ninh, Tiền Giang, Hậu Giang… có tỷ lệ giải ngân rất thấp so với kế hoạch, mới chỉ đạt từ 1-6% so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của một số Trung tâm khuyến công còn thiếu, đội ngũ viên chức làm công tác khuyến công chưa thật sự mạnh và chuyên nghiệp, năng lực còn hạn chế, nhất là các cán bộ làm công tác khuyến công ở cấp huyện, xã.Không những vậy, việc đăng ký, triển khai thực hiện các đề án khuyến công chưa thực sự bám sát tình hình thực tế tại cơ sở, một số đề án tính khả thi chưa cao.
Do đó, đã có nhiều đề án phải điều chỉnh trong năm, thậm chí có một số đề án xin ngừng vì không triển khai được.
Trước những tồn tại, thách thức của ngành khuyến công, nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu đã tập trung thảo luận những giải pháp để thúc đẩy hoạt động khuyến công thực sự có hiệu quả.Theo ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Trà Vinh, trong bối cảnh phát triển kinh tế và hội nhập như hiện nay, Bộ Công thương và các địa phương cần có cách nhìn mới cho hoạt động khuyến công, kể từ cơ chế chính sách cho đến việc điều hành.
Ông Tuấn đề xuất hoạt động khuyến công cần có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm.Chẳng hạn, những vùng miền có thế mạnh về nông sản như Đồng bằng sông Cửu Long thì hoạt động khuyến công cần dồn sức hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành này để góp phần tiêu thụ nông sản ổn định cho nông dân.
Theo đó, có thể hỗ trợ các doanh nghiệp này về nhà xưởng, kho lạnh bảo quản, hệ thống xử lý nước, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu…, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp phát triển theo chuỗi sản xuất.
Bà Phan Thị Khánh Duyên, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Dương cho rằng, hoạt động khuyến công phải bám sát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của toàn quốc, của vùng và của từng địa phương mang tầm nhìn đến năm 2020 và xa hơn nữa. Theo bà Duyên, các địa phương trong khu vực cần xây dựng các đề án trọng điểm, có sức lan tỏa lớn để phát huy thế mạnh của từng vùng, vực dậy các sản phẩm là thế mạnh của từng địa phương.Hoạt động khuyến công phải góp phần phát huy lợi thế so sánh và khai thách thế mạnh về các nguồn lực sẵn có về tài nguyên, nguồn nguyên liệu, về thị trường và lao động tại mỗi vùng, mỗi địa phương để phát triển công nghiệp nông thôn.
Để thúc đẩy hoạt động khuyến công thực sự hoạt động có hiệu quả trong những tháng cuối năm, Cục Công nghiệp địa phương lưu ý các địa phương cần thực hiện trong thời gian tới.Theo đó, các địa phương cần chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công đáp ứng kịp thời với yêu cầu thực tiễn.
Việc xây dựng các chương trình, đề án khuyến công cần được tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thực tế của các cơ sở công nghiệp nông thôn, quan tâm theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để các đề án khuyến công tạo nên chuỗi giá trị trong một số ngành, lĩnh vực là thế mạnh điển hình của địa phương. Ngoài ra, cần tăng cường liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng và liên kết giữa các vùng để trao đổi kinh nghiệm phát triển trong ngành và hoạt động khuyến công.Điều này sẽ vừa phát huy được thế mạnh của mỗi địa phương, vừa liên kết khai thác có hiệu quả nhất tiềm năng lợi thế của cả vùng…
- Từ khóa :
- khuyến công
- giải ngân
- cục công nghiệp địa phương
Tin liên quan
-
DN cần biết
Tp. Hồ Chí Minh giải ngân vốn xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm
14:48' - 27/07/2017
Nhiều đơn vị mới chỉ đạt nguồn vốn giải ngân dưới 50%.
-
Kinh tế Việt Nam
Đốc thúc 13 bộ, cơ quan, địa phương giải ngân vốn đầu tư công
15:17' - 25/07/2017
Sáng 25/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với 13 bộ, cơ quan, địa phương có số vốn đầu tư công giải ngân chậm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ nhận trách nhiệm chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công
15:14' - 15/06/2017
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhận được nhiều câu hỏi về huy động nguồn lực đầu tư phát triển; phân bổ, thông báo kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; kiểm soát, tránh lãng phí đầu tư công...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
07:50'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đến năm 2026, Petrovietnam nhận chuyển giao công nghệ sản xuất turbine điện gió, cánh quạt gió… từ đó làm chủ toàn bộ công nghệ phát triển điện gió ngoài khơi
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28' - 01/12/2024
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38' - 01/12/2024
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47' - 01/12/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17' - 01/12/2024
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41' - 01/12/2024
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.