UNESCO muốn đưa Great Barrier vào diện Di sản Thế giới "đang gặp nguy hiểm".
Các chuyên gia khí hậu và đại dương đã gửi thư tới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) để bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch của tổ chức này đưa rạn san hô Great Barrier của Australia vào danh sách các Di sản Thế giới "đang gặp nguy hiểm".
Nhóm chuyên gia trên gồm 2 nhà khoa học Ove Hoegh-Guldberg và Terry Hughes tại Trung tâm nghiên cứu san hô thuộc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học quốc gia của Australia; chuyên gia Andrea Grottoli thuộc Hiệp hội San hô quốc tế; nhà khoa học Johan Rockstroem thuộc Viện nghiên cứu Khí hậu Potsdam của Đức và nhà nghiên cứu sinh vật biển người Mỹ Sylvia Earle.
Nội dung bức thư của họ nhấn mạnh UNESCO "đã đưa ra quyết định đúng đắn" khi đề xuất đưa rạn san hô Great Barrier vào danh sách Di sản Thế giới "đang gặp nguy hiểm".
Trong báo cáo sơ bộ công bố hồi tháng 6 vừa qua, trước thềm một hội nghị quan trọng dự kiến diễn ra tại Trung Quốc từ ngày 16-31/7 tới, UNESCO cho rằng hệ sinh thái san hô lớn nhất thế giới - viên ngọc trên vương miện du lịch của Australia - đang bị hủy hoại chủ yếu do Trái Đất ấm lên.
Bà Fanny Douvere, phụ trách chương trình Di sản đại dương thế giới của UNESCO, nhận định "đây là lời cảnh báo đối với cộng đồng quốc tế và toàn thể nhân loại rằng hệ sinh thái Great Barrier đang lâm nguy".
Bà Douvere cũng nhấn mạnh rằng kế hoạch của UNESCO được đưa ra dựa trên các báo cáo khoa học từ chính Australia.
Ủng hộ kế hoạch trên, các nhà khoa học nhận định việc bảo vệ rạn san hô Great Barrier đòi hỏi toàn cầu phải hành động hiệu quả để giảm phát thải khí carbon.
Tuy nhiên, họ cho rằng Australia cho đến nay vẫn chưa thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong nỗ lực chung toàn cầu này khi không tham gia cam kết đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Trong khi đó, Canberra bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ quyết định của UNESCO, cho rằng việc đưa rạn san hô Great Barrier vào danh sách Di sản Thế giới "đang gặp nguy hiểm" sẽ tác động tiêu cực tới ngành du lịch Australia.
Tuần trước, các nhà đại diện ngoại giao của Australia và 11 quốc gia khác tại UNESCO cũng gửi thư tới cơ quan này để bày tỏ "quan ngại chung" về quyết định liên quan tới rạn san hô Great Barrier.
Nội dung thư cho rằng bất kỳ khuyến nghị nào về các di sản thế giới cũng nên dựa trên "sự tham vấn chặt chẽ" với quốc gia sở hữu di sản đó.
Được tôn vinh là Di sản thiên nhiên Thế giới vào năm 1981, song cho đến nay rạn san hô Great Barrier là một trong 7 di sản dự kiến sẽ được liệt vào danh sách "đang gặp nguy hiểm" do suy giảm môi trường sinh thái, do tác động của tình trạng phát triển quá mức và khai thác du lịch quá mức.
Trải dài hơn 2.400 km ngoài khơi bờ biển bang Queensland của Australia, Great Barrier là quần thể san hô lớn nhất thế giới, mỗi năm thu về khoảng 4,8 tỷ USD cho ngành du lịch Australia trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, quần thể san hô này đang bị tàn phá nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Theo các nhà khoa học, các mức nhiệt cao kỷ lục gây ra các đợt tẩy trắng san hô vào các năm 2016 và 2017 đã làm suy yếu san hô nhỏ và san hô trưởng thành ở thời kỳ sinh sản.
Điều này có nghĩa là khả năng phục hồi của san hô sau các đợt tẩy trắng hàng loạt đã bị tổn thương./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Rạn san hô Great Barrier bị tẩy trắng phạm vi rộng chưa từng thấy
15:19' - 04/06/2020
Tháng 3 vừa qua, rạn san hô Great Barrier ở Australia đã trải qua đợt tẩy trắng trên phạm vi rộng nhất từ trước tới nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier vào mùa sinh sản
16:10' - 18/11/2019
Rạn san hô Great Barrier tại Australia, rạn san hô lớn nhất thế giới, đã bước vào mùa sinh sản năm 2019 và nhiều khả năng đây là một trong những mùa sinh sản lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Tỷ phú Elon Musk ra mắt chatbot AI mới
15:21'
Ngày 17/2, xAI - công ty về trí tuệ nhân tạo (AI) của tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ phiên bản mới nhất của chatbot Grok, hy vọng sẽ tạo ra tác động đáng kể trong lĩnh vực AI với bản phát hành mới này.
-
Kinh tế & Xã hội
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Cần khai thác tiềm năng phát triển điện sinh khối
15:21'
Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị điều chỉnh dự thảo đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII nhằm giải quyết tình trạng lãng phí đang xảy ra, khai thác hết tiềm năng phát triển điện sinh khối.
-
Kinh tế & Xã hội
Làn sóng cấm DeepSeek lan rộng và bài toán làm chủ cuộc đua công nghệ
15:17'
Ngày càng có nhiều quốc gia thắt chặt các quy định liên quan đến nền tảng chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên R1 của công ty khởi nghiệp DeepSeek phát triển.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng đề xuất nâng cấp hồ chứa nước Đạ Hàm
14:46'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hồ chứa nước Đạ Hàm được đầu tư xây dựng từ năm 2003 với nhiệm vụ cấp nước tưới cho 425 ha đất trồng lúa xã An Nhơn.
-
Kinh tế & Xã hội
11 cán bộ lãnh đạo cấp phòng Công an tỉnh Ninh Thuận xin nghỉ trước tuổi
14:33'
Theo quyết định, 11 cán bộ xin nghỉ trước hạn tuổi phục vụ (gồm: 6 trưởng phòng và 5 phó trưởng phòng) để tạo thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Công an tỉnh thời gian tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Hậu Giang triển khai quyết định về tổ chức bộ máy
14:31'
Ngày 18/2, tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 18 - NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế & Xã hội
Bà Rịa-Vũng Tàu công bố nhiều quyết định về công tác cán bộ chủ chốt
14:30'
Ngày 18/2, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị công bố nhiều quyết định về công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều nhà vườn ở "thủ phủ điều" đối mặt với nguy cơ mất mùa
12:46'
Trước ảnh hưởng của thời tiết bất thường cũng như sâu bệnh hại, sau Tết Nguyên đán, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước đã có nhiều khuyến cáo cho người dân trồng điều.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ cảnh báo cắt giảm tài trợ cho các cơ sở giáo dục
12:27'
Truyền thông Mỹ ngày 17/2 cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump cảnh báo sẽ cắt giảm tài trợ cho các tổ chức nghiên cứu và các trường đại học.