Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật An ninh mạng và Luật Quốc phòng (sửa đổi)
Xác lập hệ thống thông tin quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Báo cáo kết quả giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các nội dung lớn của dự án Luật An ninh mạng do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày chỉ rõ, nhiều ý kiến nhất trí phải xác lập hệ thống thông tin quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; đồng thời, đề nghị quy định rõ tiêu chí, các loại hệ thống thông tin. Có ý kiến đề nghị bổ sung hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa; đề nghị giao Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục để bảo đảm thống nhất với quy định của Luật An toàn thông tin mạng. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc xác định hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trong khi đã có hệ thống thông tin quan trọng quốc gia theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng. Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin của các mục tiêu, công trình có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc gia, nên phải áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để phòng, chống hoạt động tấn công, phá hoại hệ thống và phòng, chống hoạt động sử dụng hệ thống này xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Nếu chỉ áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng theo Luật An toàn thông tin mạng sẽ không đáp ứng yêu cầu đặt ra. Về quản lý an ninh mạng đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam (khoản 4 Điều 34), một số ý kiến không nhất trí với quy định yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam và đề nghị nghiên cứu phương pháp quản lý khác cho phù hợp. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt nhấn mạnh, để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi sử dụng mạng viễn thông, internet xuyên quốc gia vào Việt Nam vi phạm pháp luật, nhất là tuyên truyền chống Nhà nước, kích động chống đối, phá hoại an ninh, gây rối trật tự công cộng..., việc bắt buộc một số doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông, internet phải đặt trụ sở hoặc cơ quan đại diện tại Việt Nam là cần thiết. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh đã lược bỏ quy định “đặt máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam” và chỉnh lý khoản 4 Điều 34 như khoản 4 Điều 27 dự thảo Luật.Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải đặt trụ sở hoặc cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam khi có từ 10 nghìn người Việt Nam sử dụng trở lên hoặc khi có yêu cầu của Chính phủ Việt Nam; thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân; cung cấp dữ liệu người sử dụng Việt Nam và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Qua thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là nội dung khó, nhạy cảm, cần nghiên cứu, tiếp thu, lấy ý kiến để quy định mang tính khả thi cao và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, phải bảo đảm đúng quy định của Hiến pháp, sự thống nhất của hệ thống pháp luật, tiếp tục rà soát để tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng. Ngoài ra, tránh việc hạn chế quyền con người, quyền tiếp cận thông tin đã được quy định trong Hiến pháp cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.Cần thiết quy định “tình trạng khẩn cấp về quốc phòng”
Cũng trong chiều 10/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi). Theo Báo cáo một số vấn đề xin ý kiến về dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi), đối với quy định tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này để phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và thống nhất với Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định về“tình trạng khẩn cấp”. Đại diện cơ quan thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho rằng, quy định “tình trạng khẩn cấp về quốc phòng” nhằm thể chế Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới”; cụ thể hóa khoản 13 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 “quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia”; kế thừa Điều 31 Luật Quốc phòng hiện hành, đồng thời bảo đảm tính thống nhất với Điều 21, Điều 48 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2014, Điều 44 Luật Dân quân tự vệ năm 2009 và khoản 1 Điều 5 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008. Mặt khác, Điều 1 Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm 2000 chỉ điều chỉnh tình trạng khẩn cấp về thảm họa, thiên tai, dịch bệnh hoặc khi có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, chưa quy định tình trạng khẩn cấp khi đất nước có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành động xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang, nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh. Thực tế trong những năm qua, các bộ, ngành, địa phương trên cả nước, lực lượng vũ trang nhân dân đã xây dựng hệ thống văn kiện, kế hoạch và tổ chức huấn luyện, diễn tập về “tình trạng khẩn cấp về quốc phòng”.Vì vậy, việc quy định “tình trạng khẩn cấp về quốc phòng” tại dự thảo Luật là cần thiết, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quốc phòng, bảo đảm quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi cuộc chiến tranh xâm lược.
Về Hội đồng quốc phòng và an ninh (Điều 36 dự thảo Luật Chính phủ trình), nhiều ý kiến nhất trí quy định Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Hội đồng quốc phòng và an ninh. Một số ý kiến đề nghị cơ quan thường trực là Văn phòng Chủ tịch nước hoặc cả Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Theo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Bộ Quốc phòng có chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối, chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự; giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về quốc phòng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Mặt khác, theo Quyết định số 1188-QĐ/CTN ngày 3/6/2014 của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước không có chức năng tham mưu các vấn đề về lĩnh vực quốc phòng, quân sự, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Vì vậy, quy định Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực giúp việc của Hội đồng quốc phòng và an ninh như dự thảo Luật Chính phủ trình là phù hợp. Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến Hội đồng quốc phòng và an ninh, cấp có thẩm quyền về nội dung này.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ chỉ rõ, Hội đồng quốc phòng và an ninh là cơ quan hiến định; do đó các vấn đề liên quan phải bám sát quy định của Hiến pháp. Việc xác định cơ quan thường trực Hội đồng quốc phòng và an ninh cần phải nghiên cứu, xin ý kiến Hội đồng quốc phòng và an ninh. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phối hợp với ban soạn thảo, các cơ quan hữu quan tiếp thu đầy đủ ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo luật, gửi xin ý kiến đoàn đại biểu Quốc hội tiếp tục hoàn chỉnh trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 5./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
14:10' - 10/01/2018
Sáng 10/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành Phiên họp thứ 20, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Đại sứ Hoa Kỳ
15:01' - 09/01/2018
Sáng 9/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp ngài Daniel Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ đến chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Phiên họp chuẩn bị Hội nghị APPF - 26
12:30' - 08/01/2018
Sáng 8/1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương chủ trì Phiên họp về công tác chuẩn bị Hội nghị thường niên lần thứ 26 của Diễn đàn (APPF - 26).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế phục hồi, thu nhập lao động tăng hơn 10%
10:46'
Các chính sách an sinh và quản lý hỗ trợ người lao động đang dần phát huy hiệu lực, hiệu quả. Số người lao động được bảo đảm tốt hơn về thu nhập, phúc lợi, bảo hiểm đang tăng lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu tại Hội nghị BRICS
08:13'
Tại Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” ngày 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị thúc đẩy ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Brazil và Mercosur
08:12'
Chiều 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và tổ chức nghiệp đoàn doanh nghiệp Brazil để thúc đẩy ký FTA Việt Nam - Brazil và Mercosur.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án metro Bến Thành - Tham Lương
21:24' - 07/07/2025
Sau khi dừng sử dụng vốn ODA, dự án dự kiến chuyển sang đầu tư công từ ngân sách thành phố và bổ sung quy mô (bao gồm công trình kết nối đồng bộ tuyến metro số 1, số 2 tại ga Trung tâm Bến Thành).
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40' - 07/07/2025
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47' - 07/07/2025
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52' - 07/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27' - 07/07/2025
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16' - 07/07/2025
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.