Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt
Kết luận buổi thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, về phạm vi điều chỉnh, thống nhất giữ lại phương án dự án Luật này điều chỉnh chung cho cả ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Dự thảo Luật đề xuất xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo hướng không tổ chức cấp chính quyền địa phương (không tổ chức HĐND và UBND).Tại các đơn vị này, chính quyền địa phương là Trưởng Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, là người có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế - xã hội trên địa bàn đơn vị vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Trưởng Đơn vị vị hành chính kinh tế đặc biệt, các cơ quan khác của Nhà nước ở đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt chịu sự giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Nhấn mạnh về tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là vấn đề lớn, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị trong ba phương án, giữ hai phương án để trình ra Quốc hội tiếp tục thảo luận, gồm: Phương án như Chính phủ trình và cho rằng phương án này thể hiện tính "đặc biệt" về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đơn vị đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.Phương án hai đề nghị quy định Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là đại diện của chính quyền cấp tỉnh tại đơn vị đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Về cơ chế chính sách đặc thù, các ý kiến tán thành cần có cơ chế chính sách có chính sách vượt trội, đột phá để tạo sức hút, sức cạnh tranh ở khu vực và quốc tế; tạo ra động lực phát triển kinh tế và xã hội.Tuy nhiên cần lưu ý chính sách về đầu tư, về đất đai cần nghiên cứu ở mỗi đơn vị có những điều kiện khác nhau về thời hạn giao đất, chính sách thuế...
Về chính sách riêng cho từng đơn vị hành chính đặc thù, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu thêm để làm nổi trội hơn đối với từng đơn vị và tránh sự trùng lắp, tạo sự cạnh tranh nội bộ giữa các đơn vị đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Về áp dụng pháp luật nước ngoài đối với các hợp đồng có yếu tố nước ngoài, các ý kiến tán thành phương án hai trong Điều 6 của dự án Luật.Theo đó, nhà đầu tư được thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài đối với hợp đồng đầu tư, thương mại, dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp, nhiều ý kiến tán thành phương án tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức như: Trọng tài Việt Nam; Trọng tài nước ngoài; Trọng tài quốc tế;Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập; Tòa án Việt Nam; Tòa án nước ngoài có thẩm quyền… Về các cơ quan khác của Nhà nước như: Quân đội, Công an, Thuế, Hải quan, Bảo hiểm…, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị có đề án rất cụ thể trên cơ sở không chỉ áp dụng riêng luật này cho tất cả mọi quan hệ xã hội, mọi chủ thể ở đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt mà còn áp dụng các luật khác trong hệ thống pháp luật. Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, trước đó, ngày 6/9/2017, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức phiên họp để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo Tờ trình của Chính phủ.Tại phiên họp, ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đồng thời cụ thể hóa quy định của Hiến pháp và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, để bảo đảm có đầy đủ cơ sở pháp lý trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua, các bước về quy trình và hồ sơ phải được tiến hành đồng bộ với nhiều công việc khác có liên quan, cụ thể là: xây dựng Đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trình Quốc hội; xây dựng các đề án bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt... Dự kiến tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về dự án luật này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về 10 dự án luật
10:33' - 11/09/2017
Sáng 11/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 14 với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
-
Kinh tế tổng hợp
Cơ chế ưu đãi cho 3 đặc khu kinh tế có gì đặc biệt?
15:13' - 01/09/2017
Mục tiêu của Dự thảo này là nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập, phát triển, quản lý và hoạt động của ba đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng “đặc khu” Vân Đồn trở thành đô thị biển đảo xanh
09:38' - 17/08/2017
Quan điểm xây dựng Khu Hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn trong tương lai của tỉnh Quảng Ninh là trở thành đô thị biển đảo xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cần tạo lập khung thể chế vượt trội tại Đặc khu
14:52' - 02/08/2017
Thủ tướng nhất trí việc cần tạo lập khung thể chế vượt trội, vượt trên các luật hiện hành, có chính sách đặc thù trên tinh thần kinh doanh bình đẳng...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nội dung chính cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
06:33'
20 giờ ngày 2/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm
22:13' - 02/07/2025
20 giờ ngày 02/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 30.000 tỷ đồng chi trả cho người nghỉ việc do sắp xếp bộ máy
20:21' - 02/07/2025
Kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính theo trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được Quốc hội quyết định đầy đủ, không thiếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêu dùng bền vững: Động lực kiến tạo kỷ nguyên xanh
20:14' - 02/07/2025
Ông Trịnh Anh Tuấn - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nhấn mạnh: Hành vi tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất bền vững, góp phần kiến tạo kỷ nguyên xanh cho Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Makara Capital Partners đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam
19:38' - 02/07/2025
Chiều 2/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Ali Ijaz Ahmad, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Makara Capital Partners đang tìm hiểu, tiến hành xúc tiến đầu tư tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Australia: Kết nối mới cho chuỗi giá trị
18:58' - 02/07/2025
Thống kê cho thấy, ước tính 6 tháng/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Australia đạt 6,8 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Australia đạt 3,1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính sẽ sớm rà soát, kiểm tra gói thầu cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành
18:49' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Đồng Nai yêu cầu rà soát, kiểm tra lại thông tin liên quan đến gói thầu xây lắp cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 6 cao kỷ lục
18:17' - 02/07/2025
Trong tháng 6/2025, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao kỷ lục, đạt hơn 24.000 đơn vị, gấp hơn 2 lần giai đoạn 2021-2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Để xuất khẩu cao su đạt 3,3 tỷ USD
17:14' - 02/07/2025
Để hoàn thành kế hoạch này, ngành hàng cao su cần thực hiện nhiều giải pháp, phù hợp với đặc điểm từng thị trường; trong số đó là mục tiêu tiến sâu vào thị trường EU bằng sản phẩm chất lượng cao.