Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất thu phí chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 47, sáng 12/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Các nội dung về đánh giá tác động môi trường; thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; quản lý chất thải rắn sinh hoạt... là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến cụ thể. *Nhiều ý kiến khác nhau về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, dự án đầu tư công khi xem xét quyết định chủ trương đầu tư phải căn cứ đánh giá sơ bộ tác động môi trường.Luật Đầu tư năm 2020 quy định "đánh giá sơ bộ tác động môi trường" là một nội dung của báo cáo đề xuất dự án đầu tư; đối tượng và nội dung được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 phương án.
Phương án 1 (phương án Chính phủ trình): Dự thảo Luật của Chính phủ trình Quốc hội Kỳ họp thứ 9 có bổ sung quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường, với những dự án có tác động xấu đến môi trường mới phải thực hiện, trong khi đó Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 chưa có quy định này. Phương án 2 (phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội) được thể hiện tại Điều 30 "Đánh giá tác động môi trường sơ bộ" của dự thảo Luật là dựa trên cơ sở phân loại dự án đầu tư theo mức độ tác động đến môi trường và quy định chỉ các dự án thuộc nhóm I (Nhóm có tác động môi trường ở mức độ cao) mới là đối tượng phải thực hiện . Phương án này có ưu điểm là có thể áp dụng các tiêu chí môi trường để làm căn cứ xuyên suốt trong việc xác định đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường sơ bộ và các thủ tục môi trường khác. Dự thảo Luật dự kiến thay cụm từ "đánh giá tác động sơ bộ về môi trường" thành "đánh giá tác động môi trường sơ bộ". Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng cho biết, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhất trí với phương án 2. Liên quan đến thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, qua thảo luận, một số ý kiến nhất trí với phương án tại Tờ trình của Chính phủ giao Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về xây dựng (Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình, nhằm thuận lợi cho việc thực hiện thủ tục hành chính liên thông. Trong khi đó, có ý kiến đề nghị không nên giao các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường mà chỉ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.Đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), UBND cấp tỉnh phải phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Nêu quan điểm về vấn đề này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, chỉ nên giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, không giao cho bộ chuyên ngành khác. "Cứ nói đến môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường phải chịu trách nhiệm, đảm bảo một việc giao cho một bộ, một người chịu trách nhiệm, tránh dàn trải", Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh. *Khuyến khích phân loại chất thải từ hộ gia đình Một trong những nội dung được các đại biểu cho ý kiến là vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, đây là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ, dư luận quan tâm.Các quy định về phân loại, tính chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại nhằm khuyến khích phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; bảo đảm công bằng trong việc chi trả phí thu gom, vận chuyển, xử lý theo hướng phát sinh nhiều thì trả tiền nhiều, không cào bằng, bình quân theo đầu người.
Dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại cơ bản và căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác; đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh... Về lộ trình thực hiện, giao UBND cấp tỉnh ban hành quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn quản lý; quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; quy định cụ thể hình thức, mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên lượng, chủng loại chất thải phát sinh trước ngày 1/1/2025. "Đây là nội dung bắt buộc phải làm của một quốc gia tiên tiến, văn minh. Để thực hiện quy định này, phải thay đổi thói quen, tập quán lạc hậu, cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nên cần có quyết tâm chính trị cao", Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng chỉ rõ. Đánh giá quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong dự thảo Luật là tiến bộ và các nước tiên tiến quản lý vấn đề này rất chặt, tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng, cần có cơ chế khuyến khích để người dân thu gom, phân loại rác từ nguồn. "Người dân có thể bán chất thải rắn nhưng nếu thải ra nhiều thì phải trả phí nhiều", Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu quan điểm. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình khẳng định, quản lý chất thải sinh hoạt là vấn đề khó, được đề cập cả chục năm nhưng chưa xử lý hiệu quả.Ông ủng hộ quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại cơ bản và giao cho HĐND, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể với lộ trình đến 2025. Tuy nhiên, hiện nay, công tác thu gom rác là vấn đề lớn từ thành thị đến nông thôn, do vậy, ngay từ bây giờ phải tính toán giải quyết để 5 năm sau thực hiện được hiệu quả.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ủng hộ quan điểm phải quy định phân loại rác thải từ nguồn từng hộ gia đình để tạo nếp chứ không phải đợi tới nhà máy mới phân loại.Tuy nhiên, muốn làm được phải có điều kiện, trong đó cần chiến dịch truyền thông nâng cao ý thức cũng như có những cách thức tạo thuận lợi, khuyến khích người dân./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 10/8 khai mạc Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
08:57' - 08/08/2020
Theo thông cáo của Văn phòng Quốc hội, từ ngày 10-12/8/2020, Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Dự kiến tiếp tục họp trực tuyến tại Kỳ họp thứ 10
13:39' - 14/07/2020
Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Kỳ họp tiếp tục được tổ chức thành 2 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và tập trung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28' - 01/12/2024
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38' - 01/12/2024
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47' - 01/12/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17' - 01/12/2024
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41' - 01/12/2024
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.