Vấn đề di cư: Bức tường ngăn cách giữa nước Anh và EU
Thoạt nhìn, có thể thấy chủ nhân mới của ngôi nhà số 10 Downing Street khá giống với vị Thủ tướng đương nhiệm Angela Merkel của nước Đức về quan điểm thực dụng và tính quyết đoán được ví như là “người đàn bà thép”.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng sự giống nhau này có thể che khuất những khác biệt về căn bản giữa hai nữ lãnh đạo, mà sẽ làm phức tạp hóa quá trình đàm phán về “cuộc ly hôn” giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU).
Tờ Financial Times năm 2014 đã từng coi bà May là “Angela Merkel của nước Anh” và nói rằng cả hai đều là những chính trị gia “rất rắn” trong công việc.Theo tờ báo này, một trong những bất đồng cơ bản nhưng lại là cốt yếu giữa bà May và bà Merkel hiện thời là quan điểm về vấn đề di cư.
Trong khi chính trị gia người Đức luôn nâng cao quan điểm sẵn sàng tiếp nhận làn sóng người di cư thì người đứng đầu Chính phủ nước Anh lại kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn nữa dòng người nhập cư vào “xứ sở sương mù” và khẳng định vấn đề này chắc chắn sẽ được nhắc đến trong tất cả các cuộc đàm phán về một thỏa thuận giữa London và Brussels liên quan đến quyền tiếp cận thị trường chung châu Âu.
Tất nhiên, bà Merkel sẽ rất khó chấp nhận yêu cầu này từ phía nước Anh vì lo ngại nó sẽ tạo ra một tiền lệ xấu tạo ra sự chia rẽ trong châu Âu.
Thủ tướng vừa từ nhiệm David Cameron nhấn mạnh rằng bà May là một nhà đàm phán tuyệt vời. Tuy nhiên, ông cũng khuyên người kế nhiệm mình cần duy trì mối quan hệ chặt chẽ với EU vì những lợi ích quan trọng về thương mại, hợp tác và an ninh cho nước Anh.Theo ông Cameron, Chính phủ do ông lãnh đạo đã nỗ lực để đảm bảo rằng gần 3 triệu công dân EU có thể ở lại Vương quốc Anh. Mặc dù vậy, ông cho rằng điều này phụ thuộc nhiều vào quyền lợi mà công dân Anh sẽ được hưởng khi họ cư trú ở châu Âu lục địa.
Bà May, 59 tuổi, sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ khi tiến hành đàm phán với các nhà lãnh đạo EU về việc Anh ra khỏi liên minh. Bà có nhiệm vụ giảm thiểu những thiệt hại mà việc Anh ra khỏi EU, hay còn gọi là Brexit, gây ra đối với nền kinh tế Anh, đặc biệt trên lĩnh vực thương mại và đầu tư.
Trong khi đó, tại Nga, Thủ tướng Vladimir Putin ngày 13/7 cho hay ông hoan nghênh các cuộc “đối thoại mang tính xây dựng” với tân Thủ tướng nước Anh và khẳng định sẵn sàng hợp tác với bà May về những mối quan hệ song phương cũng như các chương trình nghị sự quốc tế.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các lãnh đạo EU hối thúc tân Thủ tướng Anh khởi động đàm phán
09:47' - 14/07/2016
Nhiều lãnh đạo EU đã đồng loạt lên tiếng hối thúc bà Therasa May nhanh chóng khởi động tiến trình đưa Anh rời khỏi liên minh này theo nguyện vọng của đa số người dân Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Anh cố gắng “giữ chân” doanh nghiệp sau cú sốc Brexit
16:54' - 04/07/2016
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne lên kế hoạch giảm thuế doanh nghiệp xuống dưới 15%, nhằm “giữ chân” các doanh nghiệp, sau cú sốc Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit tác động tới vai trò trung tâm tài chính của London
08:08' - 04/07/2016
Cơ quan quản lý thị trường nước Anh yêu cầu các ngân hàng đánh giá thay đổi trong quan hệ thương mại với EU tác động như thế nào tới vai trò là trung tâm tài chính toàn cầu của London.
-
Kinh tế Thế giới
Chia tay EU, kinh tế Anh được và mất gì? (Phần II)
07:01' - 03/07/2016
Quyết định chia tay EU sau 43 năm gắn bó, Brexit khó tránh khỏi gây ra những xáo trộn lớn về mọi mặt không chỉ tại Anh, châu Âu mà trên phạm vi toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.