Vẫn khó thu hút đầu tư vào lĩnh vực giết mổ động vật
Mặc dù số cơ sở giết mổ công nghiệp còn ít song việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, sản lượng thực phẩm, trong đó từ thịt các loại cho nhu cầu trong nước ngày càng tăng. Song việc quản lý chất lượng an toàn thực phẩm các sản phẩm ở khâu giết mổ còn yếu. Thống kế của Cục Thú y cho thấy, cả nước có tổng cộng 440 cơ sở giết mổ động vật tập trung (hiện chỉ có 433 cơ sở đang còn hoạt động), nhưng có tới 24.858 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ. 7 cơ sở giết mổ tập trung bị tạm dừng hoạt động do không có đầu vào, chuẩn bị di dời do cơ sở xuống cấp, gần khu dân cư, không đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo quy định. Không chỉ vậy, việc giết mổ phân tán nên việc kiểm tra, kiểm soát giết mổ gặp nhiều khó khăn do không đủ nguồn lực. Thực tế hiện nay, chỉ có 4.328 (17%) cơ sở có nhân viên thú y thực hiện kiểm soát giết mổ theo quy định; còn lại 83% cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không có nhân viên thú y để thực hiện kiểm soát giết mổ. Có 14 tỉnh không tổ chức kiểm soát giết mổ bất kỳ cơ sở nhỏ lẻ như: Điện Biên, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Ngãi và Trà Vinh. Đặc biệt 7 tỉnh: Điện Biên, Ninh Bình, Sơn La, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng và Quảng Ngãi không có cơ sở giết mổ tập trung và cũng không có thú y thực hiện kiểm soát giết mổ tại các cơ sở nhỏ lẻ. Như vậy, các tỉnh này không thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ động vật theo quy định, Cục Thú y cho biết. Về cơ sở giết mổ công nghiệp, chủ yếu là các tập đoàn, công ty quy mô lớn hoặc liên doanh với nước ngoài đầu tư bài bản với kinh phí rất lớn, giết mổ trên dây chuyền công nghiệp hiện đại theo một chuỗi khép kín. Cơ sở có hệ thống kho lạnh để bảo quản sản phẩm động vật sau khi giết mổ bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như các công ty: Masan, C.P. Việt Nam, Koyu&Unitek, Japfa, De Heus, GreenFeed, Pacow, Vissan… Tuy nhiên, các cơ sở giết mổ công nghiệp không có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, thiếu hệ thống phân phối sản phẩm, thiếu sự hỗ trợ của khâu chế biến sau giết mổ và chi phí giết mổ cao nên giảm tính cạnh tranh. Phần lớn các cơ sở này hoạt động vẫn chưa hết công suất thiết kế, do người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ thói quen sử dụng thịt tươi để chế biến. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm thịt của các cơ sở này cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường (khoảng 20-30%) là do chi phí khấu hao nhà xưởng, chi phí giết mổ cao nên giảm tính cạnh tranh so với các mô hình giết mổ khác. Điều này đang hạn chế các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giết mổ động vật công nghiệp do chi phí sản xuất cao, công suất hoạt động thấp, thời gian thu hồi vốn lâu… Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An chia sẻ, hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở giết mổ đã được xây dựng nhiều năm, theo quy chuẩn kỹ thuật cũ, giết mổ thủ công là chính. Tuy nhiên, việc nâng cấp, sửa chữa hướng tới giết mổ bán công nghiệp hoặc công nghiệp gặp khó khăn, do cần có sự đầu tư kinh phí lớn.Là một trong những doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống giết mổ động vật hiện đại tại Hà Nội, ông Kiều Đình Thép, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, Phụ trách Nhà máy giết mổ heo C.P. Việt Nam tại Phú Nghĩa cho biết, toàn bộ quá trình giết mổ được thực hiện trên dây chuyền tự động hiện đại. Nhà máy được xây dựng với định hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt lợn tại Hà Nội, các tỉnh lân cận mà còn đảm bảo đáp ứng đủ tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu. Tại đây có các phòng kiểm nghiệm để kiểm tra các yếu tố về vi sinh, kim loại nặng… sản phẩm trước khi xuất xưởng. Nhân viên kiểm dịch của Chi cục Chăn nuôi và Thú y túc trực tại nhà máy, trực tiếp kiểm tra đóng dấu kiểm dịch trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Tuy đã hoạt động được thời gian tương đối, nhưng ông Kiều Đình Thép cho biết, hàng ngày nhà máy giết mổ sản lượng vẫn quá thấp so với công suất thiết kế. Nguyên nhân do hiện cơ sở giết mổ nhỏ lẻ rất nhiều, cơ sở giết mổ hiện đại rất khó cạnh tranh. Do phải tính khấu hao đầu tư máy móc, cùng với chi phí mặt bằng, cơ sở hạ tầng, chi phí xử lý nước thải, chất thải... nên riêng chi phí giết mổ tại nhà máy hiện lên tới 4.500 đồng/kg thịt lợn. Trong khi giết mổ nhỏ lẻ chỉ mất khoảng 700 đồng/kg thịt lợn. Vì chi phí cao, nên giá thịt lợn của C.P. Việt Nam đang cao hơn so với thịt lợn của các lò mổ thủ công. Đầu ra của nhà máy chủ yếu cung cấp cho các siêu thị và các cửa hàng CP Shop, CP Porkshop... Nhìn lại quá trình đầu tư nhà máy giết mổ gia cầm, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cũng đã có một quá trình dài thua lỗ, quá trình phát triển thị trường rất gian nan. Nay, nhà máy giết mổ gia cầm của công ty tại Phú Nghĩa đã hoạt động công suất với 40.000 con gà/ngày. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đánh giá cao các doanh nghiệp lớn đi đầu trong đầu tư cơ sở giết mổ tập trung. Song với tình trạng còn nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ bị buông lỏng quản lý khiến cho các cơ sở giết mổ tập trung, giết mổ công nghiệp hoạt động không hiệu quả./. Bích HồngTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Lào Cai tăng quản lý về xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
18:00' - 03/10/2023
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo UBND các huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát khẩn trương lựa chọn, bố trí địa điểm xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung
15:08' - 18/08/2023
Quảng Ninh đang khẩn trương rà soát lại các địa điểm trong mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung đã được phê duyệt, đối chiếu với quy hoạch mới của từng địa phương để tích hợp và bổ sung địa điểm mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Hoàn thiện các tiện ích trên dịch vụ công trực tuyến để hỗ trợ khách hàng
17:26' - 21/11/2024
Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước Trà Vinh đã hoàn thiện các tiện ích trên dịch vụ công trực tuyến để hỗ trợ cho người sử dụng.
-
Chuyển động DN
Ford cắt giảm 4.000 việc làm tại châu Âu, đối mặt thách thức chuyển đổi sang xe điện
11:22' - 21/11/2024
Ngày 20/11, hãng sản xuất ô tô Mỹ Ford thông báo kế hoạch cắt giảm 4.000 việc làm tại châu Âu từ nay đến cuối năm 2027.
-
Chuyển động DN
SLP Park Long Hậu được vinh danh Dự án BĐS Công nghiệp Xuất sắc nhất
21:30' - 19/11/2024
SLP Park Long Hậu vừa được vinh danh Dự án Bất động sản (BĐS) Công nghiệp Xuất sắc nhất (Best Industrial Development) tại Giải thưởng BĐS Việt Nam PropertyGuru lần thứ 10 diễn ra ở Tp. Hồ Chí Minh.
-
Chuyển động DN
Thêm nguồn cung DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam
19:24' - 19/11/2024
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng cao và chi phí cạnh tranh.
-
Chuyển động DN
Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư
18:30' - 19/11/2024
Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, các địa phương, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án… kịp thời phản ánh, báo cáo trong việc tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện kế hoạch vốn năm
-
Chuyển động DN
Tập đoàn Boeing thông báo sa thải hàng nghìn nhân viên tại Mỹ
14:10' - 19/11/2024
Ngày 18/11, Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã gửi thông báo đợt sa thải đầu tiên trong kế hoạch cắt giảm 10% lực lượng lao động của hãng toàn cầu.
-
Chuyển động DN
Bitcoin: Ván cược lớn của MicroStrategy
13:07' - 19/11/2024
Hiện tại, MicroStrategy là tổ chức nắm giữ bitcoin lớn nhất, với 331.200 bitcoin được mua với tổng giá khoảng 16,5 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với giá trị hiện tại.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn QuickPark đầu tư nhà máy 30 triệu Euro vào khu công nghiệp Đông Nam Á Long An
11:41' - 19/11/2024
Tập đoàn Đồng Tâm (Việt Nam) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn QuickPack (CHLB Đức), tại thành phố Cologne (CHLB Đức).
-
Chuyển động DN
Vietnam Airlines tiếp tục hành trình “Tô cam bầu trời” vì bình đẳng giới
10:31' - 19/11/2024
Năm 2024 đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp Vietnam Airlines triển khai chuyến bay “Tô cam” để hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về Bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.