Vận tải hàng không Việt diễn ra theo tình huống xấu hơn các kịch bản dự báo
Báo cáo tại cuộc họp Giao ban tháng 5 của Bộ Giao thông Vận tải diễn ra chiều 6/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Trí Đức, Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sản lượng vận tải 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt hơn 534 triệu tấn hàng, giảm 7,2%.
Vận tải khách đạt hơn 1.231 triệu lượt hành khách, giảm 27,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Riêng trong tháng 4/2020, sản lượng vận tải ước đạt hơn 105 triệu tấn hàng (giảm 27,2%), hơn 99,8 triệu hành khách (giảm 76,8%).
Còn theo đánh giá của ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), hàng không là lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất trong 5 chuyên ngành vận tải.
Các hãng hàng không Việt Nam gần như đã dừng khai thác toàn bộ các đường bay quốc tế và nội địa, chỉ khai thác một số chuyến bay để vận chuyển khách từ Việt Nam đi quốc tế, các chuyến bay chở hàng hóa và 3 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh với tần suất tối thiểu để phục vụ nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không.
“Từ 1/4 đến nay, lượng hành khách vận chuyển hàng không chỉ bằng 1-2% so với thời điểm trước khi có dịch. Hầu hết, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam đang phải đậu lại tại các cảng hàng không, không được đưa vào khai thác”, ông Trần Bảo Ngọc thông tin.
Đối với các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực hàng không, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong quý I/2020, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines giảm khoảng 26%.
Trong khi đó, doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty Cảng hàng không (ACV), giảm khoảng 24%; sản lượng điều hành bay và doanh thu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) giảm khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2019.
“Vận tải hàng không đang diễn ra theo tình huống xấu hơn các kịch bản đã dự báo, với tổng thị trường năm 2020 đạt khoảng 43 triệu khách, giảm 46% so với năm 2019”, ông Trần Bảo Ngọc cho hay.
Tại cuộc họp giao ban, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam khẳng định, vận tải hàng không đang phục hồi khá nhanh sau khi các quy định giãn cách dần được nới lỏng.
Chỉ trong 6 ngày vừa qua (gồm 4 ngày nghỉ lễ và 2 ngày tiếp theo đó), các hãng hàng không nội địa vận chuyển 230.000 khách.
Bình quân mỗi ngày các hãng vận chuyển 39.000 khách, bằng 38% so với bình quân ngày của 2019. Như vậy là phản ứng của thị trường tương đối tốt sau khi các quy định giãn cách xã hội được nới lỏng.
Nhận định khả năng phục hồi của thị trường, Cục trưởng Đinh Việt Thắng cho hay: Khả năng phải giữa năm sau thị trường nội địa sẽ khôi phục được bằng năm 2019. Với thị trường quốc tế, nhanh nhất cũng phải tới hết năm 2021 mới có thể phục hồi.
Liên quan đến vận tải hàng không, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo Vụ Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu, đề xuất việc khôi phục một số đường bay thương mại quốc tế với tần suất rất hạn chế, ưu tiên cho các chuyên gia, cho các khách công vụ..., đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, thực hiện cách ly đúng như quy định./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu tổ chức lưu trú, cách ly y tế đối với tổ bay trên các chuyến bay quốc tế
18:08' - 06/05/2020
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản số 4208/BGTVT-CYT gửi Cục Hàng không Việt Nam về việc tổ chức lưu trú, cách ly y tế đối với tổ bay trên các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 0 giờ ngày 7/5, hàng không được khai thác đủ tải, bỏ giãn cách chỗ ngồi
18:04' - 06/05/2020
Cục Hàng không Việt Nam vừa có thông báo tới các hãng hàng không Việt Nam về việc bãi bỏ quy định giới hạn về giãn cách ghế ngồi cũng như số khách chuyên chở với tỷ lệ 80% trên tàu bay.
-
Kinh tế Việt Nam
WB dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ nhanh chóng khởi sắc trở lại
17:36' - 06/05/2020
Theo WB tại Việt Nam, trước đại dịch COVID-19, Việt Nam đã có những hành động chống dịch nhanh chóng và quyết liệt và dự đoán kinh tế Việt Nam có thể sẽ nhanh chóng khởi sắc trở lại trong nay mai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34'
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.