VASEP kiến nghị xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm xuất khẩu vào Hàn Quốc
Đáng chú ý là nội dung xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Theo VASEP, năm 2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 343 triệu USD, giảm 27% so với năm 2022. Lạm phát cao, tiền mất giá, lãi suất tăng, người dân chi tiêu tiết kiệm, tồn kho nhiều là những nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này giảm trong năm 2023.
Bên cạnh đó, một rào cản lớn khiến tôm Việt Nam khó cạnh tranh tại Hàn Quốc là do vướng phải vấn đề hạn ngạch nhập khẩu tôm vào Hàn Quốc theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Cụ thể, VKFTA được ký kết và có hiệu lực từ cuối năm 2015 là một công cụ quan trọng giúp hai nước thực hiện chiến lược phát triển thương mại kinh tế. Hiệp định có tác động tích cực tới các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hàn Quốc; trong đó có thủy sản. Trong giai đoạn từ 2015 đến 2023, sau khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc đều ghi nhận tăng trưởng. Theo đó, tôm tăng 37%, mực và bạch tuộc tăng 51%, các loại khác (trừ cá ngừ, cá tra) tăng 4%. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ và nhuyễn thể khác tăng mạnh 3 con số nhưng những sản phẩm này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.Tuy nhiên, theo VKFTA, Hàn Quốc chỉ miễn thuế nhập khẩu tôm Việt Nam trong hạn ngạch 15.000 tấn/năm. Trong khi đó, lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc đã vượt xa hạn ngạch miễn thuế. Các nhà nhập khẩu Hàn Quốc đang phải chịu chi phí không nhỏ để có hạn ngạch nhập khẩu, lên tới 14 -16% giá trị lô hàng khiến giá thành tôm Việt Nam tại Hàn Quốc bị đội lên cao, khó cạnh tranh với tôm các quốc gia khác.
Trong bối cảnh xuất khẩu thuỷ sản đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, Vasep kiến nghị Chính phủ và Bộ Công Thương xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại VKFTA tại kỳ rà soát trong năm 2024. Các tổ chức quốc tế dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Hàn Quốc ngày càng tăng, trong khi nguồn cung hạn chế đã khiến nước này trở thành nhà nhập khẩu thủy sản ròng. Xu hướng tiêu dùng thủy sản ở Hàn Quốc có sự thay đổi theo xu hướng giảm chi tiêu của người tiêu dùng lại là cơ hội để thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thủy sản có mức giá phù hợp. Trong bối cảnh lạm phát làm sức mua giảm mạnh ở các thị trường phương Tây, căng thẳng Biển Đỏ khiến giá cước vận tải biển đi Mỹ và châu Âu tăng vọt, xuất khẩu sang Hàn Quốc có lợi thế vị trí địa lý gần, nhu cầu tiêu thụ ổn định và là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong thời gian tới. Để có thể "tăng tốc" xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang thị trường Hàn Quốc, VASEP khuyến nghị doanh nghiệp chú trọng vào chất lượng, hương vị sản phẩm; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn trong khâu chế biến, lưu thông; nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng…- Từ khóa :
- vasep
- tôm xuất khẩu
- hàn quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vasep dự báo thế nào về xuất khẩu thuỷ sản trong năm 2024?
11:11' - 15/01/2024
Sau khi về đích năm 2023 ở mức 9,2 tỷ USD, bằng 92% mục tiêu đề ra từ đầu năm, ngành thủy sản đặt mục tiêu thận trọng cho năm 2024 với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,5 tỷ USD, tăng 3% so với 2023.
-
DN cần biết
VASEP sẽ phát hành “Bản đồ doanh nghiệp thủy sản Việt Nam"
15:08' - 02/06/2022
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cùng Nhà xuất bản Tài nguyên môi trường dự kiến sẽ tái bản và phát hành “Bản đồ các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
VASEP đề xuất giảm 30% tiền điện cho doanh nghiệp thuỷ sản
18:53' - 19/08/2021
VASEP đề xuất giảm 30% tiền điện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong 6 tháng cuối năm 2021 và nhiều loại phí khác đến giữa năm 2022 để hỗ trợ phục hồi sản xuất, xuất khẩu thủy sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu có khả năng giảm sâu hơn do lo ngại kinh tế toàn cầu suy thoái
16:43' - 16/04/2025
Giá dầu giảm khoảng 1% chiều 16/4 khi các chính sách thuế quan bất ổn của Mỹ khiến thị trường lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tác động đến tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng toàn cầu.
-
Hàng hoá
Quy định xuất khẩu chanh leo chính ngạch sang Trung Quốc
15:25' - 16/04/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu iPhone từ Ấn Độ sang Mỹ cao kỷ lục
14:58' - 16/04/2025
Các nhà cung ứng chính của Apple tại Ấn Độ là Foxconn và Tata đã xuất khẩu lượng điện thoại thông minh iPhone trị giá gần 2 tỷ USD sang Mỹ riêng trong tháng 3/2025.
-
Hàng hoá
MXV: Thị trường kim loại tăng giá trong khi giá nông sản suy yếu
09:52' - 16/04/2025
Thị trường kim loại tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên giao dịch ngày 15/4 với lực mua áp đảo nhờ kỳ vọng Mỹ sẽ sớm hạ lãi suất và tín hiệu tiêu thụ tích cực từ các ngành công nghiệp chủ chốt.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm trong bối cảnh bất ổn về thuế quan
07:35' - 16/04/2025
Nhà phân tích Giovanni Staunovo nhận định nếu chiến tranh thương mại leo thang hơn nữa, các kịch bản rủi ro tiêu cực có thể khiến giá dầu Brent giao dịch ở mức 40-60 USD/thùng trong những tháng tới.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng tiếp tục giảm trong kỳ điều hành ngày 17/4
19:20' - 15/04/2025
VPI dự báo giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể giảm 661 đồng (3,5%) về mức 18.219 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể giảm 595 đồng (3,1%) về mức 18.605 đồng/lít.
-
Hàng hoá
Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực
15:26' - 15/04/2025
Đà tăng của giá dầu xuất hiện sau khi Tổng thống Mỹ thông báo sẽ miễn trừ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng điện tử và xem xét điều chỉnh thuế áp dụng đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu.
-
Hàng hoá
MXV: Thị trường kim loại và năng lượng tăng giá do nhu cầu tiêu thụ phục hồi
08:38' - 15/04/2025
8/10 mặt hàng kim loại tăng giá, do những lo ngại về tình trạng thắt chặt nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc phục hồi.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhẹ sau động thái hòa hoãn về thuế quan của Mỹ
07:20' - 15/04/2025
Giá dầu thế giới chốt phiên 14/4 tăng nhẹ nhờ thông tin Mỹ miễn trừ thuế quan đối với một số mặt hàng điện tử, cùng dữ liệu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc.