Vì một Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển (Bài 3)
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) được thông qua ngày 30/4/1982 đánh dấu kết quả 9 năm (1973-1982) đàm phán của Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc, nhằm xây dựng một văn kiện pháp lý quốc tế mới về biển và đại dương, phù hợp với lợi ích chung của các quốc gia.
Việt Nam là một quốc gia ven biển có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của biển, đảo, Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình thương lượng xây dựng Công ước Luật Biển năm 1982; luôn đề cao tôn chỉ, mục tiêu của Công ước, đồng thời có những hành động thiết thực đóng góp vào việc thực hiện Công ước.
UNCLOS 1982 - Khuôn khổ pháp lý quốc tế toàn diện
UNCLOS 1982 ra đời đánh dấu sự hình thành một khuôn khổ pháp lý quốc tế toàn diện, điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia trong sử dụng, quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển; đồng thời đặt ra cơ sở để xác định các vùng biển, là căn cứ cho các quốc gia xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển và tiến hành các hoạt động trên biển.
Cho biết về tiến trình Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, người đầu tiên ở châu Á dịch UNCLOS 1982 nêu rõ: Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ra Nghị quyết phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Qua thực tiễn vận dụng Công ước này trong thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, nước ta đã gặt hái rất nhiều thành công cả trên phương diện pháp lý cũng như trong quá trình thực thi và bảo vệ các quyền của mình.
UNCLOS 1982 được coi là một Hiến chương xanh trên biển của loài người. Đó là thành quả vĩ đại của nhân loại trong quá trình xây dựng, đưa ra các định chế, nội dung quy phạm pháp luật để điều chỉnh mọi mối quan hệ về các mặt: Kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng trên các vùng biển.
Với tính chất, giá trị to lớn của UNCLOS 1982, ngay từ những ngày đầu xây dựng Công ước, Việt Nam đã có những chuyên gia, đại diện tham gia quá trình xây dựng nội dung.
Trước khi UNCLOS 1982 ra đời, Việt Nam đã tích cực vận dụng các quy định liên quan của luật pháp quốc tế để xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật trong nước về biển; và đã ban hành Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển Việt Nam. Năm 1982, UNCLOS được ký kết tại Montego Bay, Jamaica.
Việt Nam đã vận dụng và công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng ven bờ lục địa Việt Nam. Với việc phê chuẩn tham gia Công ước ngày 23/6/1994, Việt Nam thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm một thành viên tích cực.
Đặc biệt, theo Tiến sỹ Trần Công Trục, để cụ thể hóa các nội dung của UNCLOS 1982, Việt Nam đã xây dựng và công bố Luật biển Việt Nam năm 2012.
Văn bản Luật trên ra đời hoàn toàn dựa vào nội dung, nguyên tắc của UNCLOS 1982, trong đó Việt Nam đã có những quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn, phù hợp với tình hình và chính sách, chiến lược biển Việt Nam.
Việc nội luật hóa UNCLOS 1982 bằng Luật Biển 2012 giúp Việt Nam có cơ sở pháp lý vững chắc trong xử lý mọi tranh chấp, hoạt động trên biển có liên quan đến các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Nỗ lực thực thi UNCLOS 1982, thúc đẩy hợp tác về biển
Đánh giá những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi UNCLOS 1982, thúc đẩy hợp tác quốc tế về biển, Tiến sỹ Phạm Lan Dung, Tổng Thư ký Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) cho biết: Trước hết, Việt Nam đã chủ động hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia trên cơ sở các quy định của UNCLOS 1982; ban hành hơn 10 luật và các văn bản dưới luật liên quan đến lĩnh vực này, đặc biệt là Luật Biển Việt Nam năm 2012 được xây dựng hài hòa với các quy định của UNCLOS 1982.
Với những cố gắng này, các vùng biển của Việt Nam được xác định trong các văn bản pháp luật của quốc gia phù hợp với Công ước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Công ước, cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
Cùng với đó, Việt Nam đã nỗ lực tiến hành phân định biển với các quốc gia trong khu vực dựa trên các nguyên tắc được quy định trong Công ước.
Đây chính là một nội dung quan trọng của việc thực thi Công ước, góp phần tạo ra môi trường hòa bình và ổn định giữa các quốc gia, đảm bảo để các quốc gia có được các vùng biển theo quy định của Công ước và có thể tiến hành khai thác, bảo tồn tài nguyên ở các vùng biển đó.
Cũng theo Tiến sỹ Phạm Lan Dung, Việt Nam luôn cố gắng thực hiện nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo quy định của Công ước.
Năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trên cơ sở khoa học và pháp lý phạm vi thềm lục địa mở rộng của Việt Nam ở Biển Đông và đệ trình lên Ủy ban Thềm lục địa Liên hợp quốc.
Việt Nam cũng đã thành lập Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn năm 1996; là thành viên của Công ước về Tìm kiếm Cứu nạn.
Bên cạnh đó, Việt Nam luôn tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế quốc tế được thành lập theo Công ước.
Điều đó thể hiện ở việc Việt Nam là thành viên của Hội đồng Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương và đã từng được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương.
Việt Nam còn tích cực tham gia xây dựng nhiều văn kiện pháp lý quốc tế và khu vực liên quan đến biển như Công ước quốc tế về Tổ chức Vệ tinh Hàng hải (INMARSAT), Hệ thống An toàn và Cứu nạn Hàng hải toàn cầu (GMDSS)...
Giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế - Biện pháp văn minh
Theo Tiến sỹ Phạm Lan Dung, việc sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp trên biển giữa các quốc gia ở các cơ quan xét xử quốc tế được coi là một biện pháp văn minh, phù hợp với tinh thần thượng tôn pháp luật, đảm bảo cho các nước dù lớn, dù nhỏ cũng có cơ hội bình đẳng trước tòa, bình đẳng trước luật pháp quốc tế.
Tiến sỹ Phạm Lan Dung cho biết, khi tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia, đàm phán là biện pháp đầu tiên mà các nước nên làm và cần phải làm theo quy định của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Trong quá trình đàm phán và trao đổi quan điểm, bên cạnh các yếu tố từ góc độ chính trị, ngoại giao..., các nước luôn cần sử dụng đến luật pháp quốc tế như cơ sở không thể thiếu cho lập trường, quan điểm chính nghĩa của mình.
Vai trò quan trọng của luật pháp quốc tế ở giai đoạn này chính là giúp cho các nước trên thế giới, giới học giả, giới truyền thông và dư luận tiến bộ của cộng đồng quốc tế có được cái nhìn khách quan, trên cơ sở của luật pháp quốc tế, về bản chất của vụ việc và có được những đánh giá đầu tiên về bên đúng, bên sai.
Qua đó, dư luận tiến bộ sẽ có những tác động nhất định lên các bên, kiềm chế bên vi phạm luật, hoặc cao hơn là lên án, ngăn chặn...
Ở mức độ cao hơn, khi đàm phán, trao đổi quan điểm không có kết quả, các bên có thể quyết định sử dụng đến các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp.
Đây là một trong các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và nhiều văn bản pháp lý quốc tế khác./.
Bài 4 - Chinh phục khát vọng trở thành quốc gia mạnh về biển
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vì một Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển (Bài 4)
09:31' - 15/08/2019
Việt Nam, dải đất hình chữ S với bờ biển trải dài khoảng 3.260 km, được xếp thứ 27/157 quốc gia ven biển trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì một Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển (Bài 2)
10:32' - 13/08/2019
Việt Nam luôn kiên trì, nhất quán thực thi và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, với mong muốn duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác trên biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì một Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển (Bài 1)
15:33' - 12/08/2019
Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05' - 01/07/2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59' - 01/07/2025
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59' - 01/07/2025
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59' - 01/07/2025
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27' - 01/07/2025
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35' - 01/07/2025
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.