Vì sao Đông Âu phản đối việc chia sẻ gánh nặng người nhập cư với EU?
Trong bài phân tích gần đây trên trang theglobalist.com, chuyên gia Barry Wood cho rằng nguyên nhân chủ yếu do các nước Đông Âu lo ngại nguy cơ bất ổn xã hội và việc tiếp nhận lao động trình độ thấp làm chậm tiến trình thu hẹp khoảng cách thu nhập của người dân giữa các nước trong khu vực với các nước Tây Âu.
Theo ông Wood, các nước khu vực Đông Âu đang phải đối mặt với vấn đề di cư của người dân. Kể từ khi bức tường Berlin sụp đổ 27 năm trước, dân số các quốc gia hậu Xô-viết từ khu vực Baltic tới khu vực Balkan đã giảm khoảng 15 triệu người, tương đương 13% tổng dân số.Nguyên nhân chủ yếu là do người dân, nhất là những người trẻ tuổi và có trình độ, di cư sang các nước Tây Âu để tìm kiếm cơ hội việc làm có thu nhập cao hơn và cuộc sống tốt hơn. Tại một số quốc gia trong khu vực, thực trạng này rất đáng báo động.Chẳng hạn ở Lithuania, dân số đã giảm khoảng 25%, trong khi Romania giảm 17% dân số. Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu năm 2016, Lithuania có mức giảm dân số lớn nhất trong EU, tiếp đến là Latvia, Bulgaria và Hy Lạp.Đa số người di cư từ các nước Đông Âu chọn điểm đến là nước Anh. Tuy nhiên, điều này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai sau khi Anh rời khỏi EU vào năm 2019.Theo thống kê, hiện có khoảng 831.000 người Ba Lan đang sinh sống và làm việc tại nước Anh, hình thành cộng đồng người nước ngoài lớn nhất tại nước này. Trong khi đó, cũng có khoảng 160.000 người Latvia đăng ký làm việc tại Anh kể từ năm 2004 đến nay.Các chuyên gia phân tích trong khu vực nhận định, Anh là điểm đến hàng đầu bởi lao động có trình độ di cư từ các nước Đông Âu có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh. Hơn nữa, Anh là nước lớn duy nhất trong EU mở cửa hoàn toàn thị trường lao động đối với các nước Đông Âu ngay khi các nước này gia nhập EU năm 2004. Các nước lớn khác như Đức và Pháp mãi đến năm 2011 mới áp dụng chính sách tương tự.Mặc dù vậy, bất chấp thực trạng dân số suy giảm mạnh, các nước Đông Âu phản đối mạnh mẽ việc tiếp nhận người nhập cư theo hạn ngạch phân bổ của EU. Theo kết quả thăm dò của hãng Gallup tháng 5/2017, có tới 70% người dân Hungary phản đối việc tiếp nhận người nhập cư. Đa số người dân tại các nước khác như Macedonia, Slovakia, Latvia, Bulgaria và CH Czech cũng có quan điểm tương tự. Trong khi đó, giới chính trị gia tại các quốc gia Đông Âu đang tỏ ra thất vọng với tiến triển chậm chạp trong việc thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập của người dân trong khu vực với các nước Tây Âu.Hành động biểu tình đòi tăng lương hồi tháng 6 vừa qua của công nhân nhà máy sản xuất ô tô Volkswagen tại Slovakia nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Robert Fico. Ông Fico cho rằng, các công nhân Slovakia chỉ được trả mức lương bằng 1/3 so với công nhân nhà máy Volkswagen tại Đức.Một bằng chứng khác của sự chênh lệch thu nhập là các nhân viên kế toán và giáo viên từ Ba Lan di cư sang Anh lại lựa chọn các công việc lao động chân tay.
Theo ước tính của chi nhánh Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu tại London, mức thu nhập của người dân các nước Trung Âu và Baltic hiện bằng khoảng 60% so với các nước Tây Âu. Mặc dù vậy, phải đến năm 2035, CH Czech, Slovakia và các nước Baltic mới nâng thu nhập bình quân lên được mức 80% so với các nước Tây Âu.
Đông Âu là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong châu Âu những năm gần đây, trung bình gấp khoảng hai lần so với các nước Tây Âu. Kinh tế tăng trưởng tích cực khiến các nước Đông Âu đã và đang phải đối mặt với thực trạng thiếu lao động, nhất là lao động có trình độ.Việc thiếu hụt lao động và cơ cấu kinh tế thiếu linh hoạt làm chậm mức tăng trưởng kinh tế trong khu vực khoảng 0,5% mỗi năm. CH Czech và một số nước Đông Âu đã triển khai các biện pháp thu hút lao động nước ngoài, chẳng hạn như từ Ukraine, nhằm bù đắp sự thiếu hụt này.Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là cho dù các nước Đông Âu cởi mở hơn đối với người nước ngoài, thì họ cũng ít khả năng thu hút được lao động có trình độ bởi những lao động này có xu hướng lựa chọn các thị trường như Đức.Do đó, việc tiếp nhận người lao động trình độ thấp sẽ chỉ làm chậm thêm quá trình thu hẹp khoảng cách thu nhập của người dân các nước Đông Âu với khu vực Tây Âu, tác động tiêu cực tới nỗ lực của chính phủ các nước trong khu vực.Chuyên gia Barry Wood kết luận rằng không chỉ các nguyên nhân về văn hóa, tôn giáo mà các vấn đề liên quan đến thị trường lao động cũng là lý do khiến chính phủ các nước Đông và Trung Âu phản đối việc chia sẻ gánh nặng người nhập cư với EU.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tàu quân sự Tunisia va chạm thuyền chở người di cư, ít nhất 8 người thiệt mạng
21:38' - 09/10/2017
Ít nhất 8 người di cư đã thiệt mạng trong vụ va chạm giữa một tàu quân sự của Tunisia và một thuyền chở người di cư trên vùng biển Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Séc điều thêm 1.100 cảnh sát ra nước ngoài kiểm soát dòng người di cư
10:07' - 13/09/2017
Ngày 12/9, người đứng đầu lực lượng cảnh sát CH Séc, ông Tomas Tuhy cho biết Praha đã triển khai thêm 1.100 cảnh sát ở nước ngoài nhằm kiểm soát dòng người di cư tại các đường biên giới châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EP kêu gọi chuẩn hóa tiền trợ cấp với người di cư tại EU
17:15' - 11/09/2017
Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani ngày 11/9 kêu gọi chuẩn hóa tiền trợ cấp đối với những người di cư tại các nước Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Tây Ban Nha - đích mới của hành trình di cư đường biển
11:25' - 11/08/2017
Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ngày 10/8 dự báo trong năm nay Tây Ban Nha có thể vượt qua Hy Lạp về số lượng người di cư đến bằng đường biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37' - 03/07/2025
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).