Việt Nam chuẩn bị Hội nghị GMS lần thứ 6
Chiều 15/3, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý chủ trì Họp báo quốc tế về Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) lần thứ 6 và Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ 10 tại Hà Nội.
Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý cho biết: từ ngày 29-31/3/2018, Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) lần thứ 6 và Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ 10.Đây là những sự kiện đa phương lớn nhất được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2018. Dự kiến có khoảng hơn 2000 đại biểu, 200 tập đoàn, doanh nghiệp và 150 phóng viên báo chí tham dự. Việt Nam đưa ra sáng kiến tổ chức Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý, Việt Nam là thành viên tích cực và chủ động trong cả hai cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng và tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam. Đối với hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng, Việt Nam đã tham gia hợp tác ngay từ giai đoạn đầu, tích cực đóng góp vào hầu hết tất cả các sáng kiến hợp tác của hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng. Việc Việt Nam đăng cai chủ trì Hội nghị hợp tác tiểu Mê Công mở rộng và tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò của Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong hợp tác tiểu vùng Mê Công nói chung, hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng và tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam nói riêng. Chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng được khởi xướng năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Các nước thành viên của hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng gồm: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây). Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng có mục tiêu dài hạn thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), đưa tiểu vùng Mê Công mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh, thịnh vượng ở Đông Nam Á. Chiến lược hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng dựa trên ba trụ cột: Kết nối hạ tầng; tăng cường khả năng cạnh tranh; kết nối cộng đồng (môi trường, y tế, giáo dục), Thời gian qua, hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng được triển khai trên các lĩnh vực: giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, nông nghiệp, du lịch, đầu tư, thương mại và phát triển nhân lực. Trong đó, lĩnh vực giao thông vận tải được triển khai mạnh nhất, với sự hình thành của các hành lang kinh tế Bắc Nam, Đông - Tây, … và các nước đã ký Hiệp định tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hành khách và hàng hoá qua biên giới tiểu vùng Mê Công mở rộng. Những năm qua, hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng đã đạt những bước tiến quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác lớn trong và ngoài khu vực, góp phần khơi dậy, thúc đẩy phát triển tiềm năng kinh tế các vùng trong khu vực. Cho đến nay, hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng đã tổ chức 22 Hội nghị Bộ trưởng và 5 Hội nghị Thượng đỉnh. Hợp tác tam giác phát triển khu vực biên giới Campuchia, Lào Việt Nam (TGPT CLV), được Thủ tướng ba nước quyết định thành lập năm 1999, gồm 10 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông (Việt Nam); Sekong, Attapeu, Saravan (Lào) và Stung Treng, Rattanak Kiri, Mondul Kiri (Campuchia). Năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) vào tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam. Mục tiêu của việc hình thành tam giác phát triển khu vực biên giới Campuchia, Lào Việt Nam là tăng cường đoàn kết và hợp tác ba nước nhằm đảm bảo an ninh, ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.Hợp tác tam giác phát triển khu vực biên giới Campuchia, Lào Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực: an ninh – đối ngoại, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, đầu tư, các lĩnh vực xã hội và bảo vệ môi trường…
Tại họp báo, Thứ trưởng Đặng Đình Quý và đại diện các tiểu ban đã trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm./.>>>Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công
21:26' - 14/03/2018
Ngày 14/3, Hội nghị toàn thể Ủy ban sông Mê Công Việt Nam lần thứ nhất năm 2018 diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển liên kết kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công
13:11' - 07/03/2018
Chương trình hợp tác tiểu vùng Mê Công sẽ góp phần hiện thực hóa tiềm năng của tiểu vùng qua môi trường chính sách thuận lợi và hạ tầng kết nối hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công – Lan Thương
08:33' - 11/01/2018
Tại Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công – Lan Thương ở Campuchia lần 2, đoàn Việt Nam đã đưa ra các đề xuất, đóng góp được các nước thành viên đánh giá cao và thể hiện trong các văn kiện của hội nghị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng kết thúc thành công tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công – Lan Thương
08:16' - 11/01/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công–Lan Thương theo lời mời của Thủ tướng Vương Quốc Campuchia Hun Sen.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.