Việt Nam – Lào cụ thể hoá tiềm năng hợp tác đầu tư thương mại
Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa phản ánh đúng tiềm năng và mong muốn của đôi bên. Đây là nhận định của các đại biểu tại Diễn đàn xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam – Lào 2024 do UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp Tổng Lãnh sự quán Lào tại Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27/12.
Ông Vansy KouaMoua Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào thông tin, Việt Nam – Lào đã có mối quan hệ hữu nghị được vun đắp suốt 60 năm, đó là nền tảng để hai tăng cường hợp tác kinh tế một cách toàn diện, hiệu quả hơn. Diễn đàn xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam – Lào được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước gặp gỡ, trao đổi thông tin hợp tác, đẩy mạnh trao đổi thương mại buôn bán, đầu tư trong thời gian tới.Tính đến hết tháng 9/2024, trao đổi thương mại song phương hai nước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2023; trong đó, tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào đạt 499 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ. Giá trị hàng hoá xuất khẩu từ Lào sang Việt Nam đạt 1,01 tỷ USD, tăng 26% so với 2023. Về đầu tư, Việt Nam hiện nằm trong top 3 quốc gia đầu tư trực tiếp vào Lào với tổng vốn gần 5 tỷ USD. Các lĩnh vực chính mà doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư là du lịch, khai thác khoáng sản, năng lượng điện, nông nghiệp…
Chính phủ Lào xác định thương mại, đầu tư là một trong những lĩnh vực ưu tiên để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ trương ưu đãi thu hút đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng, chuyển đổi số, công nghệ cao, du lịch, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp và tạo điều kiện để các dự án đang đầu tư tiếp tục hoạt đông một cách hiệu quả. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh, mở rộng đầu tư và thương mại với Lào.Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, quan hệ chính trị tốt đẹp đã tạo dựng nền tảng để hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại giữa hai nước Việt Nam – Lào tiến triển tích cực và hiệu quả. Hai nước đang hướng đến tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD trong tương lai gần bằng cách tối đa hóa tiềm năng hợp tác thương mại thông qua Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào được ký kết vào tháng 4/2024. Hiện nay, Lào tiếp tục là thị trường đầu tư nước ngoài lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam trong số 80 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, với 245 dự án có tổng vốn đăng ký 5,5 tỷ USD.
Với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, Tp. Hồ Chí Minh ưu tiên quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với nước bạn Lào nói chung và với các địa phương Lào nói riêng, đóng góp vào nỗ lực chung của hai nước nhằm tạo bước đột phá trong tiến trình nâng cấp hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ cho tương ứng với quan hệ chính trị, trên cơ sở duy trì khả năng và thế mạnh của mỗi nước. Diễn đàn xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam – Lào là nơi để các doanh nghiệp Việt Nam và Lào tăng cường kết nối, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và mở ra nhiều cơ hội mới trong hợp tác kinh doanh và đầu tư vào thị trường của nhau. Đặc biệt, những thỏa thuận được tạo ra từ diễn đàn sẽ là bước đi quan trọng để Việt Nam và Lào khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng đẩy mạnh tăng cường hợp tác kinh tế và tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho các bên.Ông Đinh Khắc Huy, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, dư địa hợp tác đầu tư, thương mại Việt Nam – Lào nói chung, Tp. Hồ Chí Minh - Lào nói riêng còn rất lớn. Tuy nhiên để biến tiềm năng đó thành những con số cụ thể, hai bên cần tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể.
Điển hình như hợp tác đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường; công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản. Các địa phương tại Lào có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, sản xuất nông nghiệp trong khi Tp. Hồ Chí Minh có số lượng doanh nghiệp lớn, tiềm năng về vốn, kỹ thuật. Do đó, cần tiếp tục hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp của hai bên tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại mỗi địa phương; phối hợp tổ chức định kỳ các hội nghị xúc tiến đầu tư. Ngoài ra, hai bên cũng có thể thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; du lịch và trao đổi văn hoá nhằm khai thác tối đa các lợi thế của mỗi bên để cùng phát triển thịnh vượng. Thông tin về chính sách thu hút đầu tư, ông Phaophongsavath Phouvong, Cục Xúc tiến Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào cho biết, Chính phủ Lào kêu gọi doanh nghiệp đến từ Tp. Hồ Chí Minh cũng như các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu và nghiên cứu các cơ hội đầu tư tại Lào trong lĩnh vực tiềm năng như: Sản xuất nông nghiệp hiện đại, chế bến nông sản, năng lượng sạch, chế biến khoáng sản, du lịch, logistics, nghiên cứu tiềm năng phát triển dự án đường sắt Lào-Việt cũng như cơ sở hạ tầng của khu vực.Doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực trên sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế thuê hoặc nhượng quyền sử dụng đất nhà nước; miễn thuế nhập khẩu đối với các vật liệu và thiết bị không thể sản xuất trong nước và máy móc sử dụng vào việc sản xuất trực tiếp. Tỷ lệ ưu đãi phụ thuộc vào lĩnh vực và địa điểm của dự án.
Ngoài ra, việc đầu tư phát triển khu vực kinh tế đặc biệt cũng sẽ nhận được các chính sách khuyến khích đầu tư bổ sung. Đồng thời, các nhà phát triển và nhà đầu tư nước ngoài trong khu vực sẽ được tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc đăng ký kinh doanh, xin giấy phép hoạt động, sử dụng lao động, thẻ cư trú và visa kinh doanh nhập cảnh - xuất cảnh. Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư vào Lào, bà Trần Thị Lan Phương, Đại diện Công ty Dao Heuang (Đào Hương) cho biết, là một doanh nghiệp do người Việt thành lập, Đào Hương đã trở thành thương hiệuhàng đầu ở lĩnh vực chế biến, xuất khẩu cà phê tại Lào. Ngoài lợi thế vùng cao nguyên rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây cà phê, Lào cũng có vị trí chiến lược khi nằm giữa khu vực kết nối với các quốc gia Việt Nam, Campuchia, Thái Lan dễ dàng cho hoạt động giao thương, trao đổi hàng hoá. Cộng đồng người Việt làm ăn, kinh doanh tại Lào đông đảo cũng là cầu nối giúp doanh nghiệp mới dễ dàng kết nối, hợp tác khi đến Lào tìm hiểu cơ hội đầu tư.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Động lực phát triển kinh tế cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào
19:00' - 11/12/2024
Hệ thống cửa khẩu dọc biên giới Việt Nam - Lào dài hơn 2.000km, bao gồm 8 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính và 18 cửa khẩu phụ, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại và dịch vụ.
-
Kinh tế & Xã hội
Cơ hội mới thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào
15:23' - 11/12/2024
Cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Việt Nam) - Pa Háng (Lào) đi vào hoạt động mở ra cơ hội thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại biên giới Sơn La - Pa Háng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
10:43'
Sáng 18/5/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW
10:33'
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo của Thủ tướng về thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia
10:14'
Hiện nay, Ban Chỉ đạo đang chỉ đạo 37 dự án/95 dự án thành phần trong đó có 35 dự án thuộc lĩnh vực đường bộ và 2 dự án thuộc lĩnh vực hàng không, với tổng số vốn đầu tư trên một triệu tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Không chờ quy hoạch cấp trên mới lập quy hoạch cấp dưới
10:00'
Dự thảo Luật đã bổ sung nguyên tắc xử lý mâu thuẫn giữa các quy hoạch và giao Chính phủ quy định chi tiết là cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
08:28'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế Việt Nam. Dưới đây là các sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật do BNEWS/TTXVN tổng hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật pháp không phục vụ riêng cho nhóm nào mà cho toàn dân
08:26'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thể chế đang là “điểm nghẽn” kìm hãm sự phát triển; đồng thời thể chế, pháp luật cũng được xác định rõ là động lực nền tảng cho phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì họp xây dựng dự thảo nghị quyết của Bộ Chính trị về y tế, giáo dục
20:35' - 17/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ chủ trì tiếp thu ý kiến của các đại biểu, đồng thời tiếp tục xin ý kiến của các chủ thể liên quan; hoàn thiện các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Làm rõ khả năng cân đối vốn cho các dự án
20:34' - 17/05/2025
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phải thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần bịt "lỗ hổng" pháp lý để quản lý hiệu quả hàng hoá
19:34' - 17/05/2025
Ngày 17/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.