Việt Nam nỗ lực khắc phục sự cố “thẻ vàng” về IUU - Bài 3: Quyết liệt lấy lại “thẻ xanh”
Hoàn thiện khung pháp lý, siết chặt việc quản lý tàu cá khai thác, nâng mức xử phạt đối với hành vi khai thác bất hợp pháp, nâng cao nhận thức của ngư dân, đầu nậu, doanh nghiệp về IUU; doanh nghiệp cam kết chỉ thua mua nguyên liệu rõ nguồn gốc xuất xứ… Đó là những giải pháp mà Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cộng đồng doanh nghiệp và các “mắt xích” liên quan trong chuỗi giá trị sản xuất xuất khẩu hải sản đang tập trung thực hiện, nhằm lấy lại “thẻ xanh” ở thị trường EU.
Doanh nghiệp quyết tâm chống khai thác IUU
Nhận thức rất rõ sự cần thiết của việc tuân thủ các quy định IUU của EU, trong thời gian qua, VASEP và cộng đồng doanh nghiệp hải sản đã tích cực phối hợp và cam kết chung tay với Nhà nước khẩn trương triển khai nhiều chương trình hành động chống khai thác IUU. Đáng chú ý, trước thời điểm hải sản Việt Nam bị cảnh cáo "thẻ vàng", các doanh nghiệp đã cùng nhau ký cam kết chỉ thu mua nguyên liệu hải sản từ những tàu cá khai thác hợp pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chỉ nhập khẩu hải sản khai thác có nguồn gốc khai thác hợp pháp; nói không với những loài hải sản quý hiếm, những sản phẩm đánh bắt có kích cỡ nhỏ hơn quy định... Đến nay, đã có hơn 60 nhà máy, doanh nghiệp tham gia ký cam kết này. Trong số các doanh nghiệp này, có nhiều doanh nghiệp hải sản có tỷ trọng xuất khẩu rất ít sang EU, thậm chí chưa xuất khẩu sang thị trường này lần nào. Họ nhận thức chung một điều rằng, nếu thị trường EU gặp sự cố về IUU thì sẽ là cái cớ cho những thị trường khác áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại lên sản phẩm thủy hải sản Việt Nam. Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch VASEP kiêm Trưởng ban điều hành IUU của Hiệp hội này, để góp phần lấy lại “thẻ xanh” cho hải sản Việt Nam, VASEP thường xuyên liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam để tháo gỡ những bất cập ở nghề cá hiện nay. Đồng thời, tổ chức cuộc họp với hội viên, có sự tham gia của đại diện Phái đoàn EU để cập nhật thông tin cho doanh nghiệp cũng như giúp doanh nghiệp yên tâm trong việc xuất khẩu hải sản sang EU. VASEP cũng tổ chức các đợt khảo sát về tình hình chống khai thác bất hợp pháp tại một số tỉnh miền Trung và đưa ra nhiều đề xuất giải pháp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất chỉ đạo chung cho ngành trong thời gian tới. Như việc cần thành lập ngay Tổ Công tác IUU quốc gia để báo cáo Thủ tướng; xây dựng Dự án ứng dụng phần mềm quản lý giám sát hệ thống nghề cá; rà soát lại việc hỗ trợ cung cấp và giám sát trang thiết bị tàu cá. Quan trọng là việc quản lý, giám sát, phối hợp các lực lượng để theo dõi, để không xảy ra tình trạng khai thác bất hợp pháp. Đồng thời, VASEP cũng đề xuất phối hợp với các lực lượng biên phòng, hải quân, cảnh sát biển thống nhất cách thức thực hiện chống khai thác bất hợp pháp; kiến nghị Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng chủ trì các bộ cùng VASEP lên chương trình giám sát cụ thể… Hoàn thiện khung pháp lý Về hướng đi sắp tới của ngành thủy hải sản Việt Nam, trao đổi với phóng viên TTXVN, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết: Mặc dù đây là sự cố không mong muốn, nhưng đây sẽ là cơ hội để Việt Nam củng cố, hoàn thiện lại hệ thống nghề cá theo hướng bền vững. Theo đó, trong khoảng thời gian bị “thẻ vàng” và hết năm 2018, Việt Nam sẽ tập trung thực hiện quyết liệt đồng bộ nhiều giải pháp để sớm thoát ra khỏi tình trạng này. Sau đó, sẽ phát triển ngành thủy hải sản theo hướng bền vững theo Luật Thủy sản (sửa đổi). Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thủy sản (sửa đổi). Đáng lưu ý, nội dung liên quan đến vấn đề chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định đã được cụ thể hóa trong Luật này. Đây cũng là một trong những điểm mới của Luật Thủy sản, thể hiện rõ quan điểm của Việt Nam trong việc cam kết tuân thủ pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những nội dung liên quan đến vấn đề này được cập nhật, sửa đổi dựa trên các nguyên tắc của Công ước Luật biển 1982, Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), Hiệp định đàn cá di cư của Liên hợp quốc, Bộ luật nghề cá có trách nhiệm của FAO, Kế hoạch hành động quốc tế của FAO về khai thác IUU và các khuyến nghị của EC. Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Luật Thủy sản vừa được Quốc hội thông qua có nhiều nội dung mới góp phần quản lý, khai thác thủy sản bền vững. Nhất là tăng cường vai trò điều hành, quản lý pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của lực lượng kiểm ngư; hoàn thiện hệ thống quản lý nghề cá, củng cố lại hệ thống cảng cá và dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm kiểm soát các tàu cá khai thác cũng như giảm cường lực khai thác ven bờ, góp phần khai thác thủy sản bền vững, có tái tạo… Đáng chú ý, các hành vi khai thác IUU sẽ bị áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm. Cụ thể, mức xử phạt cao nhất đối với cá nhân lên đến 1 tỷ đồng và đối với tổ chức sẽ lên đến 2 tỷ đồng; cùng với đó là thu hồi giấy phép khai thác, không cấp lại giấy phép khai thác... Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có công điện nêu rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND các tỉnh nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng để ngư dân khai thác trái phép ở các vùng biển của các nước. Với mức xử phạt nghiêm khắc như trên, Việt Nam tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở các nước. Một số địa phương như Quảng Ngãi cũng đã không còn ghi nhận trường hợp tàu cá vi phạm từ vài tháng gần đây. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch hành động Quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thể chế quản lý nghề cá; kiểm soát chặt chẽ số lượng, chủng loại và xuất xứ các lô hàng thủy sản nhập khẩu; 95% sản lượng khai thác lên bến được kiểm soát và xác nhận nguồn gốc ngay tại cảng… Với Luật Thủy sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ 1/1/2018, kèm theo sự chung tay, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương, ngư dân, nhiều hy vọng hải sản Việt Nam sẽ tránh được “thẻ đỏ”, sớm thoát khỏi cảnh cáo “thẻ vàng” từ EU. Quan trọng hơn cả, đây sẽ là cơ hội để hoàn thiện nghề cá Việt Nam hướng tới phát triển bền vững và có trách nhiệm./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam nỗ lực khắc phục sự cố "thẻ vàng" về IUU - Bài 2: Vá “lỗ hổng" từ đâu?
11:48' - 25/11/2017
Việc tuyên truyền cho ngư dân, các đầu nậu vựa nhận thức về IUU, những hành động nào được coi là vi phạm quy định IUU… cũng cần được đặt lên hàng đầu.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam nỗ lực khắc phục sự cố “thẻ vàng” về IUU - Bài 1: Lo ngại hiệu ứng “dây chuyền”
10:20' - 24/11/2017
Sau một tháng kể từ ngày 23/10, nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản vẫn còn trong tâm trạng hồi hộp, theo dõi siết sao mọi động thái từ thị trường EU.
-
Kinh tế & Xã hội
Luật Thủy sản (sửa đổi): Đã luật hóa những cam kết của Việt Nam về IUU
13:23' - 22/11/2017
Luật Thủy sản (sửa đổi) quy định về hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác. Đây là bước tiến mới để phù hợp với pháp luật quốc tế về bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 4/4/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/4, sáng mai 5/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội tăng cường quản lý đất đai và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
22:03' - 03/04/2025
Đến tháng 3/2025, thành phố đã thu được khoảng 6.860 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025. Cùng với đó, thành phố đã xử lý khoảng 28.913 trường hợp vi phạm về quản lý đất đai.
-
Kinh tế & Xã hội
20 màn hình LED phục vụ người dân xem lễ diễu binh, diễu hành trong ngày 30/4
21:38' - 03/04/2025
Lưu ý khi tham gia xem trên màn hình LED tại các tuyến đường, người dân cần tuân thủ theo các hướng dẫn của cơ quan chức năng, tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy dễ dẫn đến các tai nạn đáng tiếc.
-
Kinh tế & Xã hội
Quy định đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học dựa trên cơ sở nào?
21:23' - 03/04/2025
Quy định về quy đổi điểm tương đương tại quy chế chính thức đã có sự điều chỉnh so với dự thảo xin ý kiến trước đó.
-
Kinh tế & Xã hội
Quân đội Việt Nam phối hợp cứu hộ tại Myanmar, tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát
20:59' - 03/04/2025
Mặc dù thời tiết nắng nóng, hiện trường khu vực các nạn nhân bị vùi lấp rất khó tiếp cận, nhưng các lực lượng cứu hộ của QĐND Việt Nam, Myanmar, UAE đã phối hợp hiệu quả, làm việc không ngừng nghỉ.
-
Kinh tế & Xã hội
Chung cư Diamond Riverside Quận 8 (TP. Hồ Chí Minh) vẫn đảm bảo an toàn về kết cấu công trình
20:31' - 03/04/2025
Đánh giá bước đầu cho thấy các vết nứt, bong tróc được ghi nhận có độ sâu và chiều dài khác nhau, xuất hiện tại 342 căn.
-
Kinh tế & Xã hội
Hỏa hoạn thiêu rụi một nhà hàng trên đường Lưu Hữu Phước, Hà Nội
19:34' - 03/04/2025
Theo người dân có mặt tại hiện trường, vụ cháy đã thiêu rụi gần như toàn bộ cơ sở kinh doanh ăn uống.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 4/4 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 4/4/2025
19:30' - 03/04/2025
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 4/4. Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 4 tháng 4 năm 2025 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắc Ninh tổ chức đối thoại về bồi thường đất và tái định cư cho dự án Đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội
19:14' - 03/04/2025
Trên địa bàn phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh có 20 hộ đã phê duyệt phương án bồi thường; trong đó 16 hộ đã nhận tiền bồi thường, còn 4 hộ dân chưa nhận tiền, bàn giao mặt bằng.