Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu với doanh nghiệp FDI
Phát biểu tại Diễn đàn Nhịp cầu phát triển 2021 “Kết nối địa phương - Doanh nghiệp, Nắm bắt cơ hội mới” do Bộ Ngoại giao và Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp tổ chức chiều 26/4, tại Hà Nội, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây khó khăn nhưng môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam vẫn được nhà đầu tư FDI đánh giá cao.
“Mặc dù, khu vực FDI thận trọng hơn thời gian tới do COVID-19 vẫn còn phức tạp nhưng Việt Nam vẫn đạt được thành công đáng kể trong việc nâng cao vị thế của mình, trở thành lựa chọn hàng đầu với doanh nghiệp FDI, đa dạng hoá địa điểm đầu tư ngoài Trung Quốc. Việt Nam có lợi thế hơn khi so sánh với các nước trong khu vực. Việt Nam củng cố vị thế trở thành nền kinh tế hấp dẫn với thiết chế chính trị ổn định, kiểm soát tham nhũng tốt…", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Ông Lộc cho biết, thành tựu FDI là đóng góp to lớn vào ngân sách nhà nước, đảm bảo việc làm, an sinh xã hội góp phần xoá đói giảm nghèo. Khu vực FDI còn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đưa hàng hoá Made in Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu.Trên 70% giá trị xuất khẩu của Việt Nam thuộc khu vực FDI, hàng triệu lao động có việc làm trong khu vực FDI. Những điều này ghi nhận đóng góp của FDI với kinh tế Việt Nam. Hiện nay, đã có 136 nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 400 tỷ USD. Đây là con số có ý nghĩa.
Tuy nhiên, khu vực FDI xuất hiện được 1/3 thế kỷ đủ cho nền kinh tế Việt Nam cất cánh bay lên thành con rồng, con hổ nhưng FDI chủ yếu gia công, sử dụng lao động giản đơn như dệt may, giày dép, 67% vật tư máy móc nhập khẩu từ nước ngoài, giá trị gia tăng tạo ra chưa lớn, chưa cộng sinh với doanh nghiệp trong nước, sức lan toả về công nghệ, quản trị chưa cao.
Đáng lưu ý, một bộ phận doanh nghiệp FDI còn gây ô nhiễm môi trường, tận dụng ưu đãi chính quyền địa phương nhưng chưa đóng góp tương xứng.
Theo Chủ tịch VCCI, Việt Nam có cơ hội đón làn sóng đầu tư FDI thứ 4 gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Làn sóng này không chỉ chạy theo số lượng dự án, chạy theo những dự án đầu tư hàng chục tỷ đô nếu không nâng cấp chất lượng tăng trưởng, không cộng sinh với doanh nghiệp nội địa, không lan toả quản trị với doanh nghiệp Việt Nam.
Đây là định hướng rõ ràng trong thu hút dòng vốn FDI giai đoạn tới. Nhiều tỉnh, thành phố không gian chật chội cần phải lựa chọn làn sóng thế hệ FDI cao hơn về chất lượng.
Chủ tịch VCCI cho rằng, các địa phương cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn về thủ tục, quy định hành chính, chất lượng cơ sơ hạ tầng, đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục hải quan, về thuế, bảo hiểm xã hội. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.
“ Sự chuẩn bị chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng… cũng cần phải tích cực. Địa phương nào cũng nói đến mời gọi đầu tư dự án chất lượng cao nhưng phải xem lại sự chuẩn bị của địa phương như chất lượng thể chế, cần xem xét lĩnh vực nào cần ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước, lĩnh vực nào cần mời gọi doanh nghiệp nước ngoài.
Lĩnh vực nào doanh nghiệp trong nước làm được thì để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước làm, lĩnh vực nào cần doanh nghiệp FDI thì mời gọi doanh nghiệp FDI", ông Lộc nói.
Không chỉ giao thông đường xá mà khu công nghiệp cũng cần địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng, nhiều địa phương chỉ chuẩn bị đất đai nhà xưởng nhưng thực tế khu công nghiệp cần một hệ sinh thái, cung cấp dịch vụ đầy đủ. Nhân lực lao động kỹ thuật lành nghề còn hạn chế ở nhiều địa phương.
Một điều nữa doanh nghiệp FDI quan tâm là hạn chế nhập khẩu lao động phổ thông, nhiều lĩnh vực lao động Việt Nam có thể đạt được, nhưng lao động kỹ thuật trình độ cao vẫn nhập khẩu từ nước ngoài nhưng thủ tục khó khăn cũng cản trở doanh nghiệp và đó là vấn đề cần giải quyết.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần chú trọng quan tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong nước, nên chăng có luật phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ để hỗ trợ tiếp sức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Cùng với đó, cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam, tham gia thúc đẩy để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng chứ không chỉ có doanh nghiệp FDI làm. Cần phải tạo môi trường cộng sinh giữa doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Chính phủ sẽ tập trung giải quyết 4 vấn đề trong thu hút FDI
16:22' - 26/04/2021
Khu vực FDI vẫn tiếp tục là một động lực quan trọng, góp phần hiện thực hóa khát vọng, phồn vinh của Việt Nam; trong đó, Chính phủ đóng vai trò nhà kiến tạo, phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đặt mục tiêu thu hút vốn FDI đạt 1,5 tỷ USD trong quý II
20:32' - 15/04/2021
Hải Phòng sẽ thực hiện việc tăng cường đối thoại, nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai thu hút được 29 dự án FDI mới và mở rộng hoạt động
15:53' - 14/04/2021
Theo kế hoạch trong năm 2021, tỉnh Đồng Nai sẽ thu hút khoảng 700 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn.
-
DN cần biết
FDI vào Hàn Quốc tăng gần 45% trong quý I/2021
16:32' - 05/04/2021
FDI vào Hàn Quốc đạt 4,74 tỷ USD trong quý I/2021, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).