Vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Cân nhắc tái sử dụng hình phạt tử hình
Ngày 17/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố nước này có thể sẽ lại sử dụng hình phạt tử hình sau vụ đảo chính bất thành đêm 15/7, đồng thời cho biết chính phủ nước này sẽ trao đổi vấn đề này với các đảng đối lập.
Phát biểu trước đám đông ủng hộ sau khi tham dự lễ tang các nạn nhân thiệt mạng trong vụ đảo chính, ông Erdogan cho rằng không thể trì hoãn việc tái sử dụng hình phạt tử hình bởi theo ông những kẻ tiến hành đảo chính phải trả giá cho hành động này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bãi bỏ án tử hình hồi năm 2004 nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và nước này không xử tử ai kể từ năm 1984.
Cùng ngày, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lực lượng an ninh nước này đã đụng độ với một số kẻ âm mưu đảo chính tại sân bay Sabiha Gokcen ở thành phố Istanbul và căn cứ không quân Konya ở miền Trung nước này.
Theo quan chức trên, lực lượng an ninh đã nổ súng cảnh cáo gần sân bay Sabiha Gokcen song những kẻ âm mưu đảo chính không bắn trả. Một số vụ bắt giữ đã được thực hiện.
Ngoài ra, một số vụ đụng độ đã xảy ra tại căn cứ không quân Konya. Tuy nhiên, theo vị quan chức này, hiện tình hình đã trong tầm kiểm soát của chính quyền.
Trong diễn biến liên quan, ngày 17/7, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết số người thiệt mạng trong vụ đảo chính bất thành vừa qua tại nước này đã lên đến hơn 290 người, ngoài ra còn có hơn 1.400 người khác bị thương.
Theo bộ trên, trong số những người thiệt mạng có hơn 100 người đã tham gia đảo chính. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng cuộc đảo chính trên chắc chắn được thực hiện bởi những người ủng hộ Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen.
Ông Gulen, người đang sống lưu vong tại Mỹ, đã phủ nhận việc dính líu đến cuộc đảo chính trên và ông coi đây là một sự sỉ nhục đối với nền dân chủ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã đề nghị chính quyền Washington dẫn độ giáo sĩ này về Thổ Nhĩ Kỳ.
Đáp lại, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng Ankara cần phải cung cấp bằng chứng và cơ sở pháp lý rõ ràng về việc dẫn độ Giáo sĩ Gulen./.
>>> Vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Chưa ghi nhận trường hợp người Việt bị ảnh hưởng
>>> Vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Chính quyền điều tra những sai sót trong hệ thống tình báo
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Bắt giữ nhiều sĩ quan được coi là chủ mưu
20:45' - 17/07/2016
Nhiều tờ báo, trong đó có cả nhật báo "Hurriyet", cho biết Chuẩn tướng Bekir Ercan Van đã bị bắt giữ cùng với hơn 10 sĩ quan thuộc cấp trong ngày 16/7
-
Kinh tế Thế giới
Vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Gần 3.000 người bị bắt giữ, số người thiệt mạng gia tăng
11:01' - 17/07/2016
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công bố 2.839 người đã bị bắt giữ, trong đó có các binh sĩ và sĩ quan cấp cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Chưa ghi nhận trường hợp người Việt bị ảnh hưởng
21:40' - 16/07/2016
Theo thông tin do Đại sứ Phạm Sanh Châu cung cấp, các thành viên đoàn đại biểu Việt Nam đều an toàn và các hoạt động của đoàn Việt Nam cùng như các đoàn nước ngoài chưa có gì thay đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Bắt giữ hàng trăm sĩ quan quân đội
21:02' - 16/07/2016
Các nguồn tin an ninh cho biết cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/7 đã bắt khoảng 100 sĩ quan quân đội tại một căn cứ không quân ở Diyarbakir, Đông Nam nước này, sau vụ đảo chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
ADB phê duyệt khoản vay hơn 1 tỷ USD cho ba nước châu Á
22:18' - 11/12/2024
Các khoản vay này tập trung vào quản lý tài chính hiệu quả, phát triển bền vững và nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số niềm tin kinh doanh của các công ty Nhật Bản cải thiện
22:18' - 11/12/2024
Chỉ số niềm tin kinh doanh (BSI) đối với các tập đoàn lớn ở tất cả các ngành công nghiệp đạt mức +5,7, đánh dấu quý thứ ba liên tiếp tăng trưởng tích cực.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành công nghiệp pin của châu Âu đối mặt với khủng hoảng
22:02' - 11/12/2024
Theo Bloomberg News, 11 trong số 16 nhà máy pin do châu Âu dẫn dắt đã bị hoãn xây dựng hoặc hủy bỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tham vọng trở thành trung tâm công nghệ y tế toàn cầu
21:12' - 11/12/2024
Malaysia đang trên đà trở thành trung tâm công nghệ y tế toàn cầu thông qua việc tăng cường thu hút đầu tư và triển khai các chính sách như Kế hoạch Tổng thể Công nghiệp mới 2030 (NIMP 2030).
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Italy được vinh danh “người quyền lực nhất” châu Âu
17:29' - 11/12/2024
Thủ tướng Italy, bà Giorgia Meloni đã được trang điện tử Politico Europe vinh danh là “người quyền lực nhất” trong bảng xếp hạng năm 2025 với 28 nhân vật có ảnh hưởng nhất ở châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Học giả Ấn Độ ấn tượng với thành tựu phát triển của Việt Nam
15:48' - 11/12/2024
Giới học giả Ấn Độ đánh giá Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trên mọi lĩnh vực, không chỉ về thương mại và thu hút đầu tư mà còn về tăng thu nhập bình quân đầu người.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia loại bỏ than vào năm 2040 - "Giấc mơ kỳ lân thời hiện đại"
15:19' - 11/12/2024
Theo Jakarta Post ngày 10/12, Indonesia đặt mục tiêu loại bỏ than vào năm 2040 và mục tiêu này được ví như "giấc mơ kỳ lân thời hiện đại".
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ cam kết phê duyệt nhanh các dự án "tỷ USD"
12:13' - 11/12/2024
Ngày 10/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cam kết sẽ đẩy nhanh quá trình phê duyệt cho các dự án đầu tư từ 1 tỷ USD trở lên tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại kỹ thuật số của Nhật Bản cao kỷ lục trong năm 2024
11:44' - 11/12/2024
Kim ngạch nhập khẩu các dịch vụ liên quan đến kỹ thuật số của Nhật Bản đang trên đà vượt kim ngạch xuất khẩu hơn 6.000 tỷ yen (39 tỷ USD) trong năm 2024.