WEF ASEAN 2018: Giới trẻ cần thay đổi để nắm bắt cơ hội
Tại cuộc trò chuyện, bà Aung San Auu Kyi cho biết, những thành tựu mà Myanmar đã đạt được trong thời gian qua là khá ổn nhưng chưa phải là đã hài lòng bởi mục tiêu đặt ra thường cao hơn những gì đã đạt được.
Myanmar là quốc gia đã bị bỏ lại đằng sau tới vài thập kỷ và đang nỗ lực, cố gắng bắt kịp các quốc gia khác. Ở thời điểm này, mọi người đều có cơ hội để nắm bắt cơ hội và người dân Myanmar, nhất là những người trẻ, thanh niên, họ cần có những thay đổi để nắm bắt các cơ hội.
Trong những năm qua, Myanmar đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt trong vấn đề phòng chống tham nhũng. Những người trẻ tuổi có nhiều sáng kiến và càng ngày nỗ lực nhiều hơn trong quá trình phát triển. Điện khí hóa là một trong những thành công của Myanmar thực hiện ở vùng nông thôn...
Theo bà Aung San Auu Kyi, những lớp trẻ của Myanmar rất sáng tạo và tiến hành nhiều nghiên cứu vì thế mong muốn các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào giới trẻ và tìm kiếm những nhu cầu và khả năng của họ.Thời gian qua, ở Myanmar đã có cuộc trưng bày những ý tưởng sáng tạo của giới trẻ. Những ý tưởng dự án tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất thiết thực như: dự án về một loại cây cho bóng mát được trồng Myanmar, dự án liên quan đến cây dừa mang lại nguyên liệu thực phẩm rất hữu ích… Như thế cho thấy, giới trẻ của Myanmar đã có cái nhìn mới và có cách thể hiện sự sáng tạo mang lại hiệu quả.
Đánh giá về tính hiệu quả của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Myanmar, bà Aung San Auu Kyi hoan nghênh những nguồn vốn đầu tư vào đất nước Myanmar; khẳng định, Myanmar sẽ có những thay đổi để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài.Bà Aung San Auu Kyi mong muốn các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục dài hạn. Đó là lĩnh vực giáo dục, mong muốn thanh niên có thể tham gia, tiếp nhận nhanh chóng và hiệu quả.
Nhấn mạnh, Myanmar là quốc gia nông nghiệp với 70% dân số sống ở vùng nông thôn, hiện nay người dân đang chuyển dần ra thành phố để tìm kiếm công việc nhưng nhìn chung cuộc sống của người dân vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.
Chính vì thế, trong thời gian tới, Myanmar sẽ tập trung tăng cường các chuỗi giá trị sản phẩm liên quan đến nông nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.
Cho biết về những thay đổi của Myanmar so với những năm trước đây và dự kiến những năm tiếp theo, bà Aung San Auu Kyi cho rằng, nhìn vào bối cảnh địa chính trị cách đây 30 năm, thấy rằng, vị thế địa chính trị khác so với hiện nay.“Nguyên tắc chính của chúng tôi là làm việc cùng với người dân. Nếu không làm việc và hợp tác với người dân thì không thể đưa đất nước đi lên được và khó có thể thực hiện phát triển bền vững của Myanmar. Kể cả khi tôi không ở trong Chính phủ nữa tôi vẫn luôn luôn cống hiến cho mục tiêu phát triển bền vững của Myanmar”, bà Aung San Auu Kyi nói.
Trao đổi về những kỳ vọng của Myanmar trong việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ đói, nghèo, bà Aung San Auu Kyi đánh giá cao và ấn tượng những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, nhất là trong xóa đói giảm nghèo.Bà Aung San Auu Kyi cho rằng, chính sách không chỉ có tính tĩnh mà nó thay đổi vì có cả tính động và chúng ta cần thay đổi để thích ứng và Myanmar sẽ đạt được mục tiêu đề ra trong lĩnh vực này.
Bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước Myanmar, sinh ngày 19/6/1945, tại Rangoon, Myanmar; trình độ Thạc sỹ Văn chương. Về quá trình công tác, năm 1968, bà Aung San Suu Kyi là Trợ lý Nghiên cứu, Trường Nghiên cứu Oriental and African, London, Anh; năm 1969-1972, Thành viên Ban Thư ký Liên hợp quốc, New York; năm 1972-1972, bà là Chuyên viên nghiên cứu, Bộ Ngoại giao, Bhutan. Năm 1985-1986, bà là học giả, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Kyoto; năm 1986-1987, học giả, Viện Nghiên cứu Cao cấp Ấn Độ, Simla.Năm 1988, bà Aung San Suu Kyi là đồng sáng lập Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD); năm 1988-2011, Tổng Thư ký Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ.
Từ năm 2012 đến nay, bà Aung San Suu Kyi là Chủ tịch Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Tháng 3/2016 đến nay, bà Aung San Suu Kyi là Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống. Tháng 4/2016 đến nay, bà Aung San Suu Kyi là Cố vấn Nhà nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị WEF hỗ trợ xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia
12:34' - 13/09/2018
Sáng 13/9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Borge Brende.
-
Kinh tế Thế giới
WEF ASEAN 2018: Trung Quốc sẵn sàng cùng WEF đem lại lợi ích cho tất cả các nước
07:54' - 13/09/2018
Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa ngày 12/9 khẳng định Trung Quốc phản đối chủ nghĩa bảo hộ và cam kết phối hợp với WEF để bảo vệ toàn cầu hóa và hệ thống thương mại đa phương.
-
Kinh tế Thế giới
WEF: ASEAN có thể phải tự thay đổi mô hình kinh tế
06:30' - 13/09/2018
Ông Justin Wood, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nhận định tranh chấp thương mại Mỹ - Trung có thể cũng khiến ASEAN phải tự thay đổi mô hình kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.