WTO sẽ giúp tránh được cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ gây ra?
Kế hoạch tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu của Mỹ gây ra nhiều phản ứng tiêu cực và làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến thương mại - xung đột mà WTO được cho là sẽ giúp tránh được.
Nhưng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng một điều khoản bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ đặt ra một thách thức chưa từng có đối với hệ thống giải quyết các tranh chấp của WTO, vốn đã bị suy yếu bởi sự phản đối của Washington đối với trọng tài thương mại quốc tế.
Giải quyết các tranh chấp tại WTO
Khi một quốc gia thông báo rằng họ sẽ phản đối một biện pháp thương mại tại WTO, (tổ chức có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ), điều này có nghĩa vụ việc sẽ được đưa tới Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB).
Việc giải quyết vụ việc có thể kéo dài 3 năm, nhưng nếu các thẩm phán đưa ra kết luận rằng một biện pháp của một quốc gia vi phạm các quy tắc của WTO, các thẩm phán có thể cho phép các hành động trả đũa - chẳng hạn như việc áp dụng các khoản thuế đối ứng. Tuy nhiên, không gì ngăn cản một quốc gia đơn phương áp dụng các biện pháp trả đũa trong khi vụ việc đang được DSB thụ lý. Để biện minh cho những khoản thuế mới này Tổng thống Mỹ dựa vào một thủ tục ít được viện dẫn trong luật thương mại Mỹ: điều 232 cho phép Tổng thống hạn chế nhập khẩu một số sản phẩm nhất định để bảo vệ an ninh quốc gia. Về điều này, WTO có một quy định riêng. Điều 21, từng ra đời từ thời kỳ tổ chức tiền thân của WTO, tức GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch), quy định rằng không một quốc gia nào có thể bị cản trở "áp dụng bất kỳ quyết định nào được coi là cần thiết để bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu của quốc gia đó". Vấn đề là DSB chưa bao giờ phải sử dụng tới điều khoản 21 để đưa ra phán quyết trong một vụ việc và do đó không có tiền lệ có thể so sánh với quyết định của Mỹ. Tuần qua, Đại sứ Canada tại WTO, Stephen de Boer, đã tuyên bố rằng lập luận về an ninh quốc gia là "chiếc hộp Pandora" (cụm từ thường được người phương Tây sử dụng với nghĩa sự việc gây ra những điều không lành, khó có thể hàn gắn được). Nhiều nước cũng chia sẻ mối lo ngại rằng nếu lập luận của Tổng thống Trump được chấp nhận, điều này sẽ mở đường cho một chính sách mà theo đó mỗi quốc gia chỉ hành động vì lợi ích của chính quốc gia đó mà thôi, với việc gia tăng các loại thuế hoàn toàn mâu thuẫn với quy tắc thương mại thế giới.DSB trong giai đoạn khủng hoảng
DSB cũng đang trải qua một cuộc khủng hoảng do những hoài nghi của chính phủ Mỹ đối với WTO.
Từ nhiều tháng nay, Washington đã ngăn chặn việc bổ nhiệm 3 trong số 7 thẩm phán tại tòa phúc thẩm của DSB. Và nhất thiết phải có ít nhất 3 thẩm phán để kiểm tra từng trường hợp, nếu không WTO sẽ không thể giải quyết được tranh chấp thương mại nữa. Mặt khác, một trong bốn thẩm phán còn lại sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 30/9, điều này khiến việc tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề càng trở nên cấp bách hơn. Về mặt kỹ thuật, Chính quyền Mỹ đang làm "tê liệt" việc giải quyết các tranh chấp, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến các thuế mới với thép và nhôm. Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo, khẳng định rằng khó khăn trong việc bổ nhiệm các thẩm phán là mối đe dọa chính nhằm vào WTO.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ký kết CPTPP: New Zealand hoan nghênh nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến thương mại
11:03' - 09/03/2018
Các nhóm ngành nghề chiếm phần lớn hoạt động xuất khẩu của New Zealand đã hoan nghênh việc ký kết chính thức Hiệp định CPTPP như một biện pháp chống lại các động thái của Mỹ.
-
Chứng khoán
Nikkei 225 tăng nhẹ khi quan ngại về cuộc chiến thương mại tạm lắng
17:53' - 08/03/2018
Đóng cửa phiên 8/3, chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Tokyo tăng 0,54% hay 115,35 điểm lên 21.368,08 điểm.
-
Kinh tế Thế giới
Giám đốc IMF: Không có người chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại
18:02' - 07/03/2018
Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde cho rằng trong một cuộc chiến thương mại không có người chiến thắn.
-
Chứng khoán
Lo ngại về cuộc chiến thương mại toàn cầu phủ sắc đỏ lên chứng khoán châu Á
17:28' - 07/03/2018
Phiên 7/3, hầu hết các TTCK châu Á giảm điểm khi thông tin cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ, ông Gary Cohn từ chức đã một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.