Xâm nhập mặn đang tăng theo kỳ triều
Hiện tại đang vào giai đoạn giữa – cuối mùa khô, vụ lúa Đông Xuân đang thu hoạch, nhu cầu sử dụng nước đã qua thời kỳ cao điểm. Tuy vậy, trong tháng 4/2024, xâm nhập mặn vẫn còn ở mức cao, có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
Ở vùng các cửa sông Cửu Long, ranh mặn 4g/l có khả năng xâm nhập từ 50 - 62 km (tùy từng cửa sông), thấp hơn từ 1 - 3 km so với tháng trước, thấp hơn từ 3 - 5 km so với năm 2016, thấp hơn từ 8 - 31 km so với năm 2020. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 50 - 60 km trong các kỳ triều cường.
Ở sông Vàm Cỏ, ranh mặn 4g/l lớn nhất trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây ở mức 85 - 90 km, cao hơn từ 5 - 10 km so với tháng trước, thấp hơn từ 15 - 18 km so với năm 2016, thấp hơn từ 18 - 43 km so với năm 2020. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển từ 80 km trở xuống vào các ngày triều cường. Trên sông Cái Lớn, hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé vận hành bảo đảm kiểm soát xâm nhập mặn.Với tình hình trên, Cục Thủy lợi nhận định, xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng đến khoảng 43.300 ha vùng chuyên canh cây ăn trái. Cụ thể: Long An khoảng 3.100 ha, Tiền Giang 21.800 ha, Bến Tre 16.000 ha, Sóc Trăng 3.400 ha).
Cùng với đó là khoảng 20.500 ha lúa (Tiền Giang 30 ha, Bến Tre 730 ha, Trà Vinh 13.000 ha, Sóc Trăng 6.030 ha, Long An 720 ha), đây là diện tích vụ Đông Xuân muộn (vụ 3) được sản xuất ngoài kế hoạch, thuộc vùng khuyến cáo không xuống giống sau ngày 31/12/2023, cần phải tăng cường các giải pháp cấp nước tưới cho các khu vực này.
Còn tại Đông Nam Bộ, hiện khu vực này bước đang trong giai đoạn cao điểm mùa khô, dự báo dung tích trữ trung bình các hồ chứa đến cuối tháng 4 đạt khoảng 48% dung tích thiết kế. Với lượng nước trữ của các hồ chứa hiện tại nguồn nước cơ bản đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2023 – 2024. Tuy nhiên, với dự báo thời tiết nắng nóng và tình trạng khô hạn còn tiếp diễn, trong khu vực sẽ có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước ở thời gian cuối mùa khô với tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 8.000 - 11.000 ha (gồm Bình Phước từ 6.000 - 8.000 ha, Đồng Nai từ 1.000 - 2.000 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 1.000 ha). Theo Cục Thủy lợi, nhìn chung, tình trạng hạn hán, thiếu nước ở khu vực năm 2024 ở mức “hạn nhẹ”, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp không lớn, thời điểm ảnh bị hưởng cao nhất vào cuối mùa khô (tháng 4), đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là cây trồng lâu năm nằm ngoài vùng công trình thủy lợi phụ trách tưới. Trong tháng 3, dòng chảy trên thượng nguồn sông Mekong tại trạm Kratie (Campuchia) có xu thế giảm và dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc biến đổi theo triều. Cũng trong tháng này, Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn tăng cao nhất từ đầu mùa khô đến nay xuất hiện trong kỳ triều cường từ ngày 10/3 – 13/3/2024. Ranh mặn 4g/l vùng cửa sông Cửu Long từ từ 55 - 65 km, so với trung bình nhiều năm cao hơn từ 6-16 km, so với năm 2016 thấp hơn từ 5 - 8 km , thấp hơn năm 2020 từ 7 - 36 km. Ranh mặn 4gl vùng 2 sông Vàm Cỏ từ 78 - 80 km, so với trung bình nhiều năm thấp hơn từ 2 - 4 km, so với năm 2023 cao hơn từ 14-16 km. Tại khu vực Đông Nam Bộ, dung tích bình quân các hồ chứa thủy lợi đạt 56% dung tích thiết kế. Dung tích các hồ chứa ở Đồng Nai là thấp nhất với mức bình quân là 32%, tiếp đến là Bà Rịa – Vũng Tàu với 36%... Trong tháng 3/2024, tình trạng hạn hán, thiếu nước đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Bình Phước, với khoảng 8.283 ha cây trồng ở khu vực ngoài công trình thủy lợi bị ảnh hưởng hạn hán, thiếu nước tưới. Hiện nay trong khu vực có 1 hồ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dưới mực nước chết.- Từ khóa :
- cục thủy lợi
- xâm nhập mặn
- ảnh hưởng hạn hán
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dự báo xâm nhập mặn tăng cao ở khu vực Nam Bộ, tập trung trong tháng 4-5
18:15' - 31/03/2024
Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở khu vực Nam Bộ khả năng tập trung trong tháng 4-5/2024 (từ 8-13/4, từ 22-28/4, từ 7-11/5).
-
Kinh tế & Xã hội
Phòng chống hạn, mặn: "Vương quốc" sầu riêng ứng phó với xâm nhập mặn
10:01' - 17/03/2024
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang, Đồng bằng sông Cửu Long đã vào đợt cao điểm triều cường và xâm nhập mặn. Đây là đợt triều cường cao, mực nước các nơi dự báo cao hơn báo động 3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn
16:31'
11 tháng, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt gần 8,5 triệu tấn, các chuyên gia cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt kỷ lục với 9 triệu tấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đột phá phát triển nông sản chủ lực
15:16'
Điều kiện tự nhiên đã ban tặng cho Yên Bái nhiều nông sản đặc sản, không chỉ phản ánh sự độc đáo của vùng đất mà còn kết tinh trong đó cả văn hóa và con người nơi đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Đòn bẩy mới cho Khu kinh tế Dung Quất
14:29'
Nhà máy lọc dầu Dung Quất với vai trò nòng cốt đang nỗ lực xây dựng hình thành Trung tâm lọc hoá dầu và năng lượng quốc gia tạo “đòn bẩy” mới cho Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh theo hướng hiện đại
13:26'
Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Đề án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với tư duy, cách nghĩ, cách làm hoàn toàn đổi mới
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến tên của 5 Bộ mới sau khi sắp xếp, hợp nhất
12:56'
Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhật, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khó thực hiện việc xây dựng Quảng Trị thành trung tâm năng lượng
11:11'
Việc thực hiện các dự án đầu tư về sản xuất điện bị chậm hoặc đã dừng đang khiến cho mục tiêu xây dựng Quảng Trị thành trung tâm năng lượng khó thực hiện được.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh dự kiến giải ngân đầu tư công đạt 95% sau điều chỉnh
09:59'
Tỉnh Quảng Ninh dự kiến đến hết năm 2024 giải ngân sẽ đạt 95% kế hoạch sau điều chỉnh, số vốn còn lại được giải ngân sang năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thu hút 1,8 tỷ USD với hàng trăm dự án đầu tư từ nước ngoài
09:01'
Tính chung 11 tháng năm 2024, toàn Thành phố thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI; trong đó đăng ký cấp mới 258 dự án với số vốn đạt 1,2 tỷ USD
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy giao lưu Nghị viện Việt Nam - Đức
08:23'
Mong muốn của Việt Nam thúc đẩy hợp tác với Đức trong lĩnh vực giáo dục vì Đức có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu châu Âu.