Xăng dầu liên tục tăng: Áp lực lớn với nhiều ngành hàng, sản xuất và dịch vụ
Chiều 21/2, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm gần 1.000 đồng/lít, neo ở ngưỡng hơn 26.200 đồng/lít đối với xăng RON 95 và xăng E5 RON92 là 25.532 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S là 20.801 đồng/lít.... đang khiến nhiều doanh nghiệp vận tải đối mặt với áp lực tăng giá cước, cùng với đó là nỗi lo mất khách hoặc chịu thua lỗ.
Giá xăng dầu tăng cao cũng gây áp lực trực tiếp tới đời sống của người dân cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác như logistics, đánh bắt xa bờ của ngư dân.
Theo Hiệp hội Vận tải Hà Nội, chi phí cho xăng dầu chiếm tới 40% trong cơ cấu giá cước vận tải. Do đó, khi giá xăng dầu liên tục tăng từ trước Tết đến nay, đã tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, gây áp lực lớn lên chi phí vận hành, kinh doanh.Từ Tết đến nay, Công ty Vận tải Cường Thắng liên tục phải “giải trình” giá cước với khách hàng vì lý do giá xăng tăng. Mặc dù nhu cầu vận tải dịp trước và sau Tết tăng cao, tuy nhiên mức giá cước cũng không thể tăng quá nhiều bởi việc đàm phán mất nhiều thời gian và không phải khách hàng nào cũng thông cảm.
“Chúng tôi liên tục phải cập nhật giá cước mới, bởi tính đến nay, sau 4 lần tăng giá xăng, chi phí cho vận tải đã tăng lên khoảng 15-20%, đây là con số không nhỏ cho một đơn hàng vận tải lên tới hàng trăm triệu đồng. Nếu tăng giá cước quá cao, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng hoặc nếu tăng không hợp lý, chúng tôi sẽ thua lỗ”, bà Vũ Tuyết Hạnh, đại diện Công ty Vận tải Cường Thắng cho hay. Cũng theo ông Trần Văn Thành, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận chuyển Á Châu, trước Tết Nguyên đán, công ty đã tăng giá cước khi giá xăng có biến động tăng mạnh và hầu hết các khách hàng đã đồng ý, Nhưng đến nay, giá xăng tiếp tục tăng mạnh khiến doanh nghiệp rất khó xử. “Các khách hàng đã đàm phán tăng giá cước trước đó sẽ không thể tiếp tục tăng. Còn các đối tác còn lại, chúng tôi phải cân đối mức giá tương ứng mới có thể tính toán tăng giá cước cho hợp lý với thời điểm hiện tại”, ông Thành nói. Cùng chung tình trạng này, anh Nguyễn Anh Tú, hoạt động lái xe taxi sân bay Nội Bài – Hà Nội cho hay, giá xăng tăng mạnh từ trước Tết đến nay là hơn 3.500 đồng/lít, chiếm tới gần 15% giá trước đó.Nếu mỗi ngày chạy khoảng 100 km, chi phí giá xăng trong một tháng tăng khoảng 1 triệu đồng. Trong khi cước chạy không đổi, nhiều anh em lái xe đã phải dừng chạy tuyến, bởi nhiều chi phí khác như gửi xe, ăn uống, hao mòn khiến thu không đủ bù chi.
Các doanh nghiệp vận tải cho hay, từ đầu năm 2021 đến nay, giá xăng đã liên tục tăng theo mức giá thế giới, đặc biệt từ cuối năm 2021 đến nay, mức giá tăng đã đạt gần 50%. Khi giá xăng dầu tăng khoảng 30-40%, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh cước vận tải khoảng 10%, Nhưng hiện nay giá xăng dầu tiếp tục trong xu thế tăng giá khiến doanh nghiệp thận trọng khi tính toán mức tăng, bởi nếu không sẽ mất khách hoặc thua lỗ. Các doanh nghiệp vận tải cho hay, họ đều rất ngại khi đề cập vấn đề tăng giá cước với khách hàng, bởi đều là những đối tác lâu năm, nhưng nếu không tăng, chắc chắn sẽ lỗ nhiều vì giá xăng thời gian qua tăng quá nhanh. Không chỉ vận tải hàng hóa, lĩnh vực vận tải hành khách cũng đang chịu nhiều tác động từ giá xăng tăng, ông Nguyễn Công Hùng - Giám đốc Taxi Mai Linh miền Bắc cho biết, dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp taxi cạn kiệt nguồn lực. Giá xăng dầu tăng càng khiến lái xe mất thêm thu nhập, ngại việc và bỏ việc.Xăng dầu chiếm 35-40% trong cơ cấu giá thành vận tải. Khi xăng dầu tăng ảnh hưởng trực tiếp đến giá cước vận tải. Ông Hùng dự báo, chắc chắn các hãng taxi sẽ phải tăng giá cước nhưng tăng vào thời điểm nào, mức tăng như thế nào thì cần thời gian để nghiên cứu và đánh giá tình hình.
"Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa thể khôi phục hoạt động, riêng vận tải hành khách đường bộ chỉ hoạt động 30% công suất. Nếu không tăng giá cước, người lao động không có thu nhập và sẽ nghỉ việc, nhưng khi tăng giá cước lại ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng. Điều này sẽ khiến khách hàng sụt giảm mạnh hơn", ông Hùng nói. Giá xăng tăng cao kỷ lục đang tác động rất lớn đến hoạt động và giá thành vận tải trong nước. Cước vận tải chiếm tới 40% trong cấu thành giá vận tải, do vậy, khi giá xăng tăng mạnh hơn 10% chỉ trong vòng 2 tháng khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó.Ông Bùi Danh Liên, chuyên gia trong lĩnh vực vận tải cho biết, để có thể ổn định và hạn chế tác động của giá xăng dầu tăng trong hoạt động vận tải, nhà nước có thể trích một khoản chi phí để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tuy nhiên, điều này là rất khó thực hiện trong bối cảnh hiện tại.
Có chăng, nhà nước sẽ hỗ trợ bằng việc cắt giảm các thuế, phí để hạ giá thành xăng dầu, góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, phục hồi sau đại dịch COVID-19. Nhiều chuyên gia nhận định, với mức tăng của giá xăng, mặt bằng giá cước vận tải mới sẽ được hình thành và tác động tiêu cực tới người dân, doanh nghiệp, làm chậm thêm quá trình phục hồi thị trường vận tải và nhu cầu đi lại của hành khách sau đại dịch COVID-19. Để hạn chế tác động từ giá xăng, nhiều đơn vị vận tải đã áp dụng công nghệ và quy trình xử lý khoa học vào vận hành, cũng như sử dụng nhiều công nghệ đời mới nhằm tối ưu, tiết kiệm nhiên liệu, kiểm soát các chi phí.Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho biết, nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng trong thời gian tới thì sẽ không tránh khỏi việc các doanh nghiệp vận tải, logistics phải thực hiện điều chỉnh giá cước phí để duy trì hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo các cam kết về chất lượng dịch vụ kinh doanh…
Có những doanh nghiệp logistics chi phí xăng dầu chiếm 40 - 45% trong tổng chi phí thực hiện một đơn hàng, do vậy khi giá xăng dầu tăng bắt buộc phải tính toán điều chỉnh giá cước, nhưng việc này cũng gặp khó bởi nguy cơ mất đơn hàng, nhất là với những hợp đồng đã ký thì việc thay đổi giá cước là không đơn giản, khó được chấp nhận.Với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đang phải tìm cách giảm giá thành sản xuất hoặc chịu giảm lợi nhuận để đảm bảo cam kết với khách hàng.
Doanh nghiệp khó khăn là vậy trong khi cuộc sống của ngư dân cũng "khốn đốn" bởi giá xăng dầu liên tục tăng trong thời gian gần đây. Nhiều tàu thuyền trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phải hủy kế hoạch ra khơi đầu năm do chi phí đội lên cao, trong khi ngư trường đánh bắt lại ngày càng cạn kiệt, giá hải sản lại không cao.
Theo nhiều ngư dân, với giá xăng dầu tăng như hiện nay, bình quân mỗi chuyến biển chi phí của ngư dân phải tăng thêm từ 20 - 25%. Nếu như vào những năm trước - thời điểm ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu phấn khởi vì được mùa được giá thì năm nay ngư dân lại phải lo làm sao đủ bù các phí tổn cho mỗi chuyến biển. Vừa trải qua 1 năm khó khăn do dịch COVID-19, nhiều tàu thuyền tại huyện Đất Đỏ buộc phải nằm bờ khi đang trong mùa đánh bắt vụ cá Nam. Tưởng rằng đầu năm 2022, nghề biển sẽ khởi sắc, nhưng xăng, dầu lại có sự điều chỉnh tăng mạnh từ giữa trung tuần tháng 2, khiến ngư dân càng thêm bất an. Tại xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, để đảm bảo duy trì việc ra khơi, nhiều ngư dân đang phải tính toán ngược xuôi, giảm thời gian, số chuyến đánh bắt để tránh thua lỗ cho mỗi chuyến biển.Ông Huỳnh Anh Vũ, ấp An Hòa, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ cho biết, gia đình ông hiện có 7 chiếc tàu công suất từ 90-250CV làm nghề bẫy mực. Việc giá nhiêu liệu liên tục biến động khiến việc ra khơi của gia đình ông cũng gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy, để duy trì nghề truyền thống của gia đình và giữ chân được lao động ông vẫn phải tiếp tục cho tàu ra khơi dù hầu như các chuyến đều không có lãi.
"Giá xăng dầu tăng mạnh khiến dân biển chúng tôi khốn đốn vì chi phí đánh bắt bị đội lên, thu nhập thì giảm sút. Giờ nói đi ra khơi ai cũng sợ lỗ. Giá hải sản do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên giảm, trong khi đó giá nhiên liệu tăng cao, nên chi phí mỗi chuyến tàu bị đội lên từ 3-4 triệu đồng với những tàu có công suất nhỏ đánh bắt gần bờ, còn tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ chi phí đội lên cả chục triệu đồng", ông Vũ bày tỏ. Còn tại cảng cá Phước Tỉnh, huyện Long Điền mặc dù mới đầu năm nhưng không khí vắng lặng, chỉ lác đác người qua lại không sôi nổi như thường lệ, đa số các tàu cá vẫn chưa ra khơi do thời gian qua giá xăng tăng cao, ngư dân sợ chẳng thể bù lỗ. Nhiều con tàu thân bị hoen rỉ do đã phải nằm bờ từ 3 - 4 tháng nay. Ông Nguyễn Thanh Minh, ấp Phước Lợi, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền cho biết, từ đầu tháng Chạp tới nay, tàu cá của ông vẫn nằm bờ do giá nhiên liệu tăng cao. Theo tính toán của ông Minh, trung bình mỗi chuyến đi từ 15-20 ngày, tàu ông sẽ chi phí hết khoảng 100 - 120 triệu đồng, song từ ngày xăng dầu tăng, chi phí đã dội lên tận 200 triệu đồng, trong khi đó, sản lượng hải sản thu về chỉ khoảng được 1 tấn cho mỗi chuyến đi, không đủ để chi phí chứ chưa nói gì tới lời lãi. Không riêng gì tàu của gia đình ông Minh, hàng trăm tàu cá tại xã Phước Tỉnh hiện đang phải nằm bờ vì đánh bắt không có lãi. Tàu cá của gia đình ông Nguyễn Văn Tới, cũng đã nằm bờ 3, 4 tháng nay bởi lý do trên. Ông Tới cho hay, với những tàu công suất càng lớn, đi càng dài ngày như tàu của gia đình ông thua lỗ càng lớn. Riêng trong năm 2021, gia đình ông đã lỗ hàng trăm triệu đồng cho 5 tàu cá đánh bắt xa bờ. Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 2.800 tàu đánh bắt xa bờ. Khai thác hải sản hàng năm vẫn đóng góp một nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế địa phương. Tuy nhiên, cùng với giá xăng dầu liên tục tăng cao, nguồn lợi thủy sản suy giảm… đã khiến hàng trăm tàu cá của ngư dân trên địa bàn tỉnh phải "nằm bờ" vì lo thua lỗ nếu tiếp tục ra khơi. Trước những khó khăn trên, nhiều ngư dân kiến nghị cơ quan chức năng cần có chính sách bình ổn giá xăng, dầu, tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi mua sắm phương tiện, ngư lưới cụ…, nhằm khuyến khích ngư dân an tâm vươn khơi, bám biển giữa lúc bộn bề khó khăn./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex tiếp tục âm 110 tỷ đồng
16:09' - 21/02/2022
Tính đến 15h00 ngày 21/2, Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex tiếp tục âm 110 tỷ đồng so với lần điều chỉnh giá trước đó (ngày 11/2/2022).
-
Thị trường
Giám sát chặt hàng nghìn cơ sở, cửa hàng xăng dầu
12:27' - 21/02/2022
Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, từ ngày 28/1-20/2, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra, giám sát, ký cam kết đối với hàng nghìn cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để điều hành giá xăng dầu phù hợp?
18:54' - 20/02/2022
Phải chăng sự điều hành thiếu chủ động và thiếu linh hoạt của cơ quan quản lý cũng là một trong những tác nhân đẩy giá xăng tăng “sốc”?
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương sẽ thanh tra 33 đầu mối kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu
12:59' - 19/02/2022
Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thanh tra các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công Thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước
19:43' - 18/02/2022
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương chủ động làm tốt công tác thông tin, truyền thông về việc điều hành giá xăng dầu để người dân và doanh nghiệp biết, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Mất thị trường Trung Quốc, nông sản Mỹ sẽ đi về đâu?
21:18'
Nông dân Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhiều loại nông sản sau khi Trung Quốc đáp trả các mức thuế của Mỹ.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ cung vượt cầu
15:32'
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa giáng một đòn mạnh vào những người kỳ vọng giá dầu tăng, khi công bố báo cáo cho thấy nguồn cung dầu thô đang vượt nhu cầu tới 600.000 thùng/ngày.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ
10:56'
Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục tăng nhẹ và cũng với đó, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng tăng nhẹ.
-
Hàng hoá
Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu thô trung bình trong năm nay
06:30' - 05/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo giá dầu thô trung bình năm nay. Theo đó, giá dầu Brent giảm 5,5% xuống còn 69 USD/thùng và giá dầu WTI (dầu ngọt nhẹ Mỹ) giảm 4,3% xuống còn 66 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Thuế quan của Mỹ: Viễn cảnh iPhone giá 2.300 USD không còn xa
18:40' - 04/04/2025
Dựa trên dự báo từ Rosenblatt Securities, một chiếc iPhone cao cấp có thể có giá gần 2.300 USD nếu Apple chuyển các chi phí sang người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Thuế mới của Mỹ đe dọa chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu
16:03' - 04/04/2025
Lần đầu tiên kể từ thời thuộc địa, Mỹ áp thuế lên cà phê nhập khẩu - động thái được dự báo sẽ làm tăng chi phí và khiến chuỗi cung ứng thêm phần phức tạp đối với các nhà nhập khẩu và rang xay.
-
Hàng hoá
Giá dầu hướng đến tuần giảm mạnh nhất trong nhiều tháng
15:24' - 04/04/2025
Phiên 4/4, giá dầu châu Á giảm gần 2% và đang trên đà ghi nhận tuần tồi tệ nhất trong nhiều tháng, do các mức thuế quan mới của Mỹ làm dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu.
-
Hàng hoá
MXV: Chỉ số giá hàng hóa về mốc thấp nhất kể từ đầu tháng 3
10:18' - 04/04/2025
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phản ứng mạnh mẽ sau khi Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế đối ứng. Bảng giá tràn ngập sắc đỏ, lực bán áp đảo đẩy chỉ số MXV-Index rơi 3% xuống 2.261 điểm
-
Hàng hoá
Hanh thông hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma
10:01' - 04/04/2025
3 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu song phương Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn ghi nhận sự gia tăng đáng kể về lượng hàng hóa.