Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như trách nhiệm của các cấp ngành đối với sự phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là nội dung báo cáo tại hội nghị "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khoá X" do Bộ Công Thương tổ chức sáng 20/7 tại Hà Nội.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định: Nghị quyết 26/NQ-TW được Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, khóa X thông qua ngày 5 tháng 8 năm 2008 hết sức có ý nghĩa, thể hiện đường lối đổi mới của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn.
Cùng với đó, nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và có bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Ngoài ra, cũng góp phần xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại. Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch. Đặc biệt, xây dựng giai cấp công nhân, tạo nền tảng kinh tế, xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, sau 10 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết 26/NQ-TW đã khẳng định là một quyết sách đúng đắn; có tầm chiến lược và mang tính đột phá, được triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, sâu rộng. Đồng thời, huy động cả hệ thống chính trị và đông đảo người dân tham gia, mang lại luồng sinh khí mới cho phát triển tam nông trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, việc thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển mạnh mẽ được thể hiện qua nhiều thành tựu. Nhất là sự dịch chuyển hợp lý cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp. Điều này giúp xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa quy mô lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, khó khăn nhất là về pháp luật, cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện. Những hạn chế này không chỉ của riêng ngành công thương mà là vấn đề chung của cả nước.
Do đó, để đạt được mục tiêu đề ra, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho rằng, cần đánh giá một cách khách quan các kết quả đạt được về việc thực hiện Nghị quyết của ngành công thương. Cùng đó, nhìn thẳng vào những hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai; xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để tìm ra giải pháp khắc phục. Mặt khác, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và chiến lược của ngành để tiếp tục thực hiện hiệu quả theo tinh thần của Nghị quyết. Từ đó, trao đổi rút ra kinh nghiệm, bài học có giá trị phổ biến từ thực tiễn tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị cấp cơ sở, của ngành công thương. Đồng thời, đề xuất Trung ương quan điểm, chủ trương, cơ chế và chính sách; những giải pháp cụ thể thiết thực nhằm tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc chỉ đạo điều hành. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành công thương, ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) cho biết, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với sự nghiệp phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ.Điều này thể hiện qua việc các chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn tập trung vào các ngành nghề có thế mạnh. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản từng bước vươn ra thị trường xuất khẩu. Các chính sách thương mại, hàng rào kỹ thuật và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng linh hoạt…
Tuy nhiên, ông Ngô Quang Trung cũng thừa nhận việc phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng còn nhiều hạn chế và khó khăn. Đó là sự phát triển chưa đồng đều giữa các vùng cũng như thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị mới chỉ diện hẹp trên một số sản phẩm; chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu gắn với thị trường tiêu thụ. Không những thế, do đội ngũ cán bộ tham gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương phải kiêm nhiệm khối lượng công việc nhiều, linh phí khuyến công còn ít; quy hoạch đầu tư hạ tầng chậm; vấn đề tiêu thụ sản phẩm, giải quyết đầu ra cho sản phẩm tại nông thôn trong chuỗi hệ thống phân phối, tiêu thụ còn nhiều bất cập.... Trước những khó khăn tồn tại, đa số các đại biểu đều nhất trí thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và hòan thành các tiêu chí, nội dung ngành công thương được phân công theo dõi, thực hiện. Bên cạnh đó, tận dụng thời cơ cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 để tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng chợ thương mại điện tử nông sản quốc gia nhằm thúc đẩy giao dịch. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần tập trung phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn. Hơn nữa, đẩy mạnh hoạt động khuyến công, mở rộng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, Bộ Công Thương cần khuyến khích sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh đàm phán và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất các giải pháp định hướng sản xuất các mặt hàng nông sản có lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, triển khai các thỏa thuận hợp tác thúc đẩy thương mại nông lâm thủy sản với các nước cũng như xóa đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội nông thôn nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số./. Uyên HươngTin liên quan
-
Ngân hàng
Bộ Công Thương lên tiếng về việc 4 ngân hàng lớn đồng loạt tăng phí rút tiền qua ATM
16:51' - 13/07/2018
Trước đó, 4 “ông lớn” ngân hàng bao gồm Vietcombank, Agribank, VietinBank và BIDV đã đồng loạt thông báo tăng phí rút tiền nội mạng qua ATM.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương
14:48' - 11/07/2018
Với sự tăng trưởng mạnh của ngành chế biến chế tạo, sản xuất công nghiệp nói chung vẫn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, năm 2017 tăng 7,4%, năm 2017 tăng 9,4%, 6 tháng đầu năm 2018 tăng 10,5%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 47 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực
15:19'
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành thực hiện nghiên cứu dự báo và hoạch định chính sách; đổi mới công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026
15:19'
Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và tiến hành phiên họp bế mạc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai
13:28'
Thủ tướng yêu cầu đề xuất cơ chế để thực hiện linh hoạt các phương thức giao đất, cho thuê đất đối với quỹ đất dôi dư khi sắp xếp lại trụ sở, cơ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước, đất thu hồi...
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi tên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu
13:07'
HĐND thành phố Hà Nội thông qua việc đổi tên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu cho khu vực đất đã xây dựng và quy hoạch công viên thuộc phường Thanh Nhàn cũ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về chính sách, pháp luật đất đai
10:48'
Sáng 10/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 03 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 01 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh xin ý kiến về dự án siêu trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD
10:17'
Chủ tịch UBND TP. HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng xin ý kiến về đề xuất đầu tư dự án siêu Trung tâm dữ liệu dành riêng cho phát triển trí tuệ nhân tạo và trung tâm dữ liệu trị giá khoảng 2 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
10:15'
Sáng 10/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 47.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Quan hệ Việt Nam – Mỹ tiến tới tầm cao mới
10:15'
Nhân kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng đã trả lời phỏng vấn TTXVN về lĩnh vực hợp tác mà 2 nước có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Mozambique mong muốn hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực
08:24'
Người đứng đầu Chính phủ Mozambique khẳng định nước này coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như khai khoáng, năng lượng, viễn thông...