Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho gạo chất lượng cao của Việt Nam
Luôn giữ vững vị trí Top 3 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, gạo Việt Nam hiện đã có mặt tại ở gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ với các sản phẩm khá đa dạng gồm gạo hạt dài, hạt ngắn, gạo thơm, gạo đồ, gạo hữu cơ…
Đáng chú ý, gạo Việt bước đầu đã thâm nhập được vào những thị trường có yêu cầu cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU…
Tuy nhiên, để xuất khẩu gạo tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới, Bộ Công Thương đang đặt ra mục tiêu đa dạng hóa và chuyển hướng thị trường.
Do đó, bên cạnh việc xây dựng và quảng bá cho hạt gạo Việt, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cũng liên tục diễn ra nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường mới và tiềm năng.
*Còn nhiều bất cập
Theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 9, cả nước xuất khẩu 4,89 triệu tấn gạo, thu về 2,46 tỷ USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 20,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý, riêng tháng 9 xuất khẩu 360.188 tấn, thu về 173,94 triệu USD, giảm mạnh 40,6% về lượng và giảm 41,4% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu trung bình trong 9 tháng đạt 502,8 USD/tấn, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2017 và thị trường tập trung chủ yếu ở châu Á với tỷ trọng chiếm tới trên 60%. Ngoài châu Á, tỷ trọng xuất khẩu gạo sang châu Phi là 22%, châu Mỹ 8%, châu Âu 5% và khu vực khác 5%. Mặc dù đạt được những thành quả nhất định, nhưng theo ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại như khối lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thu được không cao; sản phẩm chưa có thương hiệu, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. Cùng với đó, khâu tổ chức thu mua, chế biến, tạm trữ, bảo quản thóc, gạo còn nhiều bất cập. Đơn cử, sản phẩm gạo xuất khẩu dù khối lượng lớn nhưng phẩm cấp trung bình, phẩm cấp thấp là chủ yếu nên giá trị đem lại chưa thực sự cao. Bên cạnh đó, chất lượng hạt gạo chưa đồng đều. Điều này liên quan đến quy trình canh tác khi quy trình canh tác quá manh mún, sử dụng các loại giống khác nhau. Ngoài ra, mối liên kết giữa các đơn vị tham gia vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo chưa thực sự bền chặt. Giữa người nông dân và các thương nhân xuất khẩu gạo chưa có quan hệ gắn bó dẫn tới việc khi thị trường thế giới có biến động sẽ gây ảnh hưởng đến việc thu mua gạo của bà con nông dân. Hơn nữa, năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing, đàm phán ký kết thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các thương nhân kinh doanh, xuất gạo còn hạn chế. Không những thế, các sản phẩm thương hiệu gạo Việt Nam vẫn chưa được phần lớn người tiêu dùng cuối cùng tại các nước biết đến. Người tiêu dùng cuối cùng chủ yếu biết đến gạo Việt thông qua một thương hiệu khác hoặc sản phẩm gạo đã được chế biến. Ông Phan Văn Chinh cũng chỉ ra một thực tế nữa là thời gian gần đây, không ít rào cản, nhất hàng rào phi thuế quan đã xuất hiện, tác động không nhỏ tới xuất khẩu gạo của Việt Nam. Điển hình là câu chuyện thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam là Trung Quốc đã duy trì chế độ nhập khẩu chặt chẽ thông qua hạn ngạch, kiểm tra an toàn thực phẩm nghiêm ngặt. Không chỉ Trung Quốc, xu thế này cũng được các nước khác áp dụng, buộ doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác điều này sẽ góp phần tạo động lực giúp doanh nghiệp Việt Nam phải cọ sát, nâng cao sức cạnh tranh bằng chất lượng và tính chuyên nghiệp với các đối thủ khác Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar… *Đồng bộ giải pháp Đại diện cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ, muốn gạo Việt có thương hiệu, cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, điều quan trọng là phải áp dụng phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững. Theo ông Huỳnh Văn Thòn, chỉ có áp dụng quy trình chuỗi chất lượng gạo sẽ được kiểm soát chặt chẽ và tạo ra sự tin tưởng. Tuy nhiên, để làm được điều này, rất cần sự hỗ trợ hơn nữa của nhà nước để có thể phối hợp chặt chẽ với người nông dân cũng như các nhà nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra vùng sản xuất rộng lớn.Hiện tại, Tập đoàn Lộc Trời đang đưa ra thị trường một sản phẩm mới là gạo Vibigaba - gạo thực phẩm bổ sung, được Bộ Y tế công nhận chất lượng và thành phần tương tự như một loại thực phẩm chức năng.
Hoặc, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long đang đầu tư mạnh cho hạt gạo Japonica hạt tròn, chuyên xuất khẩu sang Hàn Quốc với giá rất ổn định. Những hướng đi này đã giúp đa dạng hóa thị trường và bền vững hơn trong việc xuất khẩu. Bà Dương Ngọc Mai, đại diện Vụ thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) cho rằng, muốn khẳng định vị thế của gạo Việt Nam, Việt Nam cần thay đổi tư duy cũ - thay vì cung cấp gạo mà Việt Nam có, sắp tới Việt Nam có thể cung cấp nhiều chủng loại gạo ngon mà thị trường nhập khẩu cần. Để làm được điều này, doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần nghiên cứu, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao của Việt Nam. Cùng với đó, tập trung các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo chất lượng cao theo các thị trường lớn. Chẳng hạn với thị trường Trung Quốc cần thúc đẩy quan hệ thương mại gạo theo hướng ổn định, bền vững, hiệu quả. Củng cố, duy trì thị phần gạo Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu gạo của Trung Quốc ở mức cao. Đối với thị trường Đông Bắc Á, tăng cường quảng bá sản phẩm gạo chất lượng cao và hợp tác chặt chẽ với các nước để tăng khả năng trúng thầu trong đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu của các nước. Riêng với thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương tập trung xuất khẩu gạo chất lượng cao, gạo sạch để nâng dần giá trị sản phẩm. Chẳng hạn như tăng sản lượng vào Hoa Kỳ từ 5% năm 2020 lên 6 – 7% năm 2030, thị trường Australia từ 9% năm 2020 lên 11 – 12% vào năm 2030... Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh phát triển các thị trường khác, đặc biệt là khu vực châu Phi, Trung Đông, các nước Tây Á, Nam Á. Tiếp theo đó là khu vực thị trường châu Âu bao gồm các nước EU, Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ. Bởi theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, đây là khối thị trường khá tiềm năng. Dù khối lượng gạo tiêu thụ có thể không lớn bằng các thị trường đã nói ở trên song khu vực thị trường này có thể tiêu thụ các loại gạo cao cấp của Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2030, thị trường châu Á còn 50%, châu Phi 25%, châu Mỹ 10%, châu Âu 6% và khu vực khác 9%. Ngoài ra, bên cạnh những nỗ lực từ phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng hải cũng khuyến nghị Chính phủ, Bộ ngành, hiệp hội cũng như các doanh nghiệp phải đồng bộ từ khâu thay đổi quy trình sản xuất để tạo ra hạt gạo có giá trị thương mại lớn cho đến khâu xây dựng thương hiệu, thúc đẩy liên kết giữa người sản xuất và người kinh doanh... Tất cả các yếu tố này sẽ tạo đà cho hạt gạo Việt có thể đi ra thị trường một cách bền vững và ổn định hơn./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gạo Việt Nam đã chuyển từ lượng sang chất
06:02' - 12/10/2018
Gạo luôn giữ vững vị thế là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và Việt Nam luôn nằm trong top 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong nhiều năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Khắc phục bất cập để gạo Việt vươn xa
19:33' - 10/10/2018
Hiện nay, gạo Việt Nam đã có mặt tại gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với đa dạng sản phẩm như gạo hạt dài, hạt ngắn, gạo thơm...
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gạo Việt Nam đạt kết quả ấn tượng
17:22' - 26/09/2018
Nhiều tín hiệu từ thị trường cho thấy, những tháng cuối năm, xuất khẩu gạo dự báo sẽ sôi động hơn cả thời gian vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Ít nhất 22 người thiệt mạng do mưa lớn và lũ lụt ở CHDC Congo
13:45'
Theo phóng viên TTXVN tại Châu Phi, ngày 6/4, chính quyền Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo cho biết ít nhất 22 người đã thiệt mạng sau các trận mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng ở thủ đô Kinshasa.
-
Kinh tế & Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh thành kính hướng về Quốc Tổ
12:42'
Trong không khí trang nghiêm và thành kính, đông đảo các đơn vị, cơ quan, sở, ngành, cùng hàng ngàn người dân Thành phố Hồ Chí Minh và du khách thập phương đã về Khu Tưởng niệm các Vua Hùng.
-
Kinh tế & Xã hội
Hỏa hoạn lớn tại nhà máy nhiệt điện ở Hàn Quốc
12:21'
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, ngày 7/4 đã xảy ra một vụ hỏa hoạn lớn tại nhà máy nhiệt điện ở thành phố duyên hải Yeosu, cách thủ đô Seoul khoảng 316 km về phía Nam, nhưng không gây thương vong.
-
Kinh tế & Xã hội
Tập trung nguồn lực gấp rút xóa dứt điểm nhà tạm, nhà dột nát
12:20'
Theo phát động của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cả nước đang gấp rút thực hiện chương trình xóa dứt điểm nhà ở tạm, nhà dột nát vào cuối tháng 10/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Người Việt tại Malaysia tưởng nhớ công ơn dựng nước của tổ tiên
11:25'
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, tối 6/4, cộng đồng người Việt tại Malaysia đã long trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương theo nghi lễ truyền thống.
-
Kinh tế & Xã hội
Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Đắk Lắk
11:24'
Ngày 7/4 (tức 10/3 âm lịch), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 tại Di tích lịch sử quốc gia Đình Lạc Giao, thành phố Buôn Ma Thuột.
-
Kinh tế & Xã hội
Ấn Độ khánh thành cầu vượt eo biển với nhịp nâng thẳng đứng đầu tiên
10:48'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 6/4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khánh thành cây cầu vượt eo biển với nhịp cầu có thể nâng thẳng đứng đầu tiên mang tên Pamban tại bang Tamil Nadu.
-
Kinh tế & Xã hội
Quý I/2025, lượng khách quốc tế đạt trên 6 triệu lượt
10:46'
Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3/2025 đạt trên 2 triệu lượt, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Chiến dịch Hồ Chí Minh – quyết chiến và toàn thắng
08:58'
Tròn 50 năm sau thắng lợi vang dội của Chiến dịch Hồ Chí Minh (26 - 30/4/1975), dấu ấn về trận quyết chiến chiến lược làm thay đổi vận mệnh dân tộc vẫn khắc sâu trong lịch sử.