Xét xử nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin Nguyễn Ngọc Sự
Bốn bị cáo trong vụ án này gồm: Nguyễn Ngọc Sự (sinh năm 1957, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin), Trần Đức Chính (sinh năm 1976, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin), Trương Văn Tuyến (sinh năm 1950, nguyên Tổng Giám đốc Vinashin), Phạm Thanh Sơn (sinh năm 1972, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinashin) bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 355, khoản 4, điểm a – Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hội đồng xét xử gồm 5 người (2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân), do thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa phiên tòa. Kiểm sát viên Đặng Như Vĩnh và Hoàng Thị Huyền là đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa. Có 8 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa. Tại phiên tòa, đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) có mặt với tư cách là nguyên đơn dân sự. Đại diện Vinashin được Tòa triệu tập với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, Tòa còn triệu tập thêm 14 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong đó có một số người nguyên là lãnh đạo, cán bộ OceanBank gồm: Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank), Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Minh Thu (nguyên Tổng Giám đốc OceanBank), Nguyễn Thị Minh Phương và Lê Thị Thu Thủy (nguyên Phó Tổng Giám đốc OceanBank), Nguyễn Trà My (nguyên Phó Giám đốc OceankBank Chi nhánh Thăng Long)... Tuy nhiên, những người này đã có đơn xin được vắng mặt tại phiên tòa. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được thành lập theo Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án thí điểm Tập đoàn kinh tế Vinashin và Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Vinashin trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Năm 2010, Vinashin được nhận 2.200 tỷ đồng từ Tập đoàn Dầu khí để tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin và 4.190 tỷ đồng của Chính phủ cấp tạm ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho Vinashin.Khi đó, mặc dù không được Thủ tướng Chính phủ cho phép nhưng Nguyễn Ngọc Sự (Chủ tịch Hội đồng thành viên), Trương Văn Tuyển (Tổng Giám đốc), Phạm Thanh Sơn (Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính) và Trần Đức Chính (Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý số tiền trên, bàn bạc thống nhất chủ trương quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank nhằm chiếm đoạt số tiền do OceanBank chi ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng.
Với mong muốn có nguồn tiền phục vụ cho hoạt động của OceanBank, Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank) và cán bộ lãnh đạo tại OceanBank đã ban hành chủ trương chi tiền ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng cho Vinashin để lãnh đạo Vinashin quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank.
Từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2014, Trần Đức Chính đã nhận hơn 105 tỷ đồng do các cán bộ của OceanBank chi ngoài lãi suất cho các hợp đồng tiền gửi của Vinashin. Số tiền hơn 105 tỷ đồng này do Trần Đức Chính trực tiếp quản lý, không hạch toán vào nguồn thu của Vinashin, để ngoài sổ sách, các bị cáo chiếm hưởng cá nhân trái pháp luật, chi phí không đúng quy định của Nhà nước.Do vậy, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kết luận, các bị cáo: Nguyễn Ngọc Sự, Trần Đức Chính, Trương Văn Tuyến và Phạm Thanh Sơn phải chịu trách nhiệm đồng phạm về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 105 tỷ đồng của OceanBank.
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Ngọc Sự với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin đã đưa ra chủ trương gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank nhằm chiếm đoạt số tiền chi ngoài lãi suất của OceanBank.Bị cáo Sự cũng là người đã quyết định giao cho Trần Đức Chính tiếp nhận, quản lý và chi tiêu, sử dụng số tiền này. Bản thân bị cáo Sự đã trực tiếp ký 12 hợp đồng/giao dịch gửi tiền vào OceanBank và chiếm hưởng cá nhân 8 tỷ đồng.
Theo ủy quyền của Trương Văn Tuyến, bị cáo Trần Đức Chính đã trực tiếp ký nhiều hợp đồng/giao dịch phát sinh tiền gửi tại OceanBank; trực tiếp nhận, quản lý, chi tiêu sử dụng trái nguyên tắc số tiền ngoài lãi suất theo chỉ đạo của Sự, Tuyến, Sơn và chiếm hưởng cá nhân 10 tỷ đồng. Với vai trò là Tổng Giám đốc, đại diện theo pháp luật của Vinashin, bị cáo Trương Văn Tuyến đã đề xuất chủ trương, trực tiếp chỉ đạo việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank; ký ủy quyền cho Phạm Thanh Sơn và Trần Đức Chính thực hiện gửi tiền vào OceanBank khi chưa được sự đồng ý của Chính phủ.Trong đó, bị cáo Trương Văn Tuyến đã trực tiếp ký 2 hợp đồng/giao dịch tiền gửi, không chỉ đạo hạch toán số tiền ngoài lãi suất vào hệ thống sổ sách kế toán của Vinanshin. Bị cáo Tuyến cũng là người đề xuất việc chia tiền và chiếm hưởng cá nhân số tiền 3,5 tỷ đồng.
Bị cáo Phạm Thanh Sơn đã đồng thuận chủ trương và thực hiện việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank, trực tiếp ký nhiều hợp đồng/giao dịch gửi tiền vào OceanBank khi không có ủy quyền của người đại diện theo pháp luật. Bị cáo Sơn bị Viện Kiểm sát xác định là đã chiếm hưởng cá nhân 1,2 tỷ đồng. Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kết luận, 4 bị cáo: Nguyễn Ngọc Sự, Trương Văn Tuyến, Trần Đức Chính và Phạm Thanh Sơn phải liên đới bồi thường toàn bộ số tiền hơn 105 tỷ đồng đã chiếm đoạt.Hiện chỉ có bị cáo Nguyễn Ngọc Sự, Trương Văn Tuyến nộp lại số tiền đã chiếm hưởng (Nguyễn Ngọc Sự nộp 5,3 tỷ đồng; Trương Văn Tuyến nộp 3,5 tỷ đồng). Hai bị cáo Trần Đức Chính và Phạm Thanh Sơn chưa nộp lại số tiền đã chiếm hưởng.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày./.Xem thêm:
>>Ngày 10/6, xét xử nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin Nguyễn Ngọc Sự
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ buôn lậu xe ô tô BMW lớn nhất nước từ trước đến nay
15:24' - 05/06/2019
Ngày 4/6, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử vụ buôn lậu xe ô tô BMW lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam liên quan đến Công ty CP ô tô Âu Châu - Euro Auto.
-
Kinh tế và pháp luật
Sắp xét xử nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Nhà Hà Nội
10:13' - 03/06/2019
Ngày 11/6 tới, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Nhà Hà Nội.
-
Kinh tế và pháp luật
Ngày 10/6, xét xử nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin Nguyễn Ngọc Sự
07:56' - 31/05/2019
Ngày 10/6 tới, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
-
Kinh tế Việt Nam
Truy tố 4 bị can nguyên là cán bộ Vinashin nhận tiền chi lãi ngoài
22:21' - 08/04/2019
Đây là vụ án thuộc giai đoạn 2 của vụ án Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương - Oceanbank) và đồng phạm.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt tạm giam nguyên lãnh đạo cấp cao của Vinashin
16:51' - 10/12/2018
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố, đồng thời thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với 2 nguyên lãnh đạo cấp cao của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Meta chốt thời gian bỏ chương trình kiểm chứng thông tin tại Mỹ
07:30'
Giám đốc phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta, ông Joel Kaplan cho biết công ty mẹ của Facebook sẽ chính thức từ bỏ chương trình kiểm chứng thông tin tại Mỹ vào ngày 7/4.
-
Kinh tế và pháp luật
Phát hiện, xử lý 30 công ty "ma" mua bán hàng ngàn hóa đơn trái phép
18:38' - 05/04/2025
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hưng Yên cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can về tội Mua bán trái phép hóa đơn quy định tại Điều 203 Bộ luật hình sự.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Khoáng sản Thiên An Phát
18:37' - 05/04/2025
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản.
-
Kinh tế và pháp luật
Tạm giữ bảo mẫu hành hạ trẻ tại Tiền Giang
18:34' - 05/04/2025
Hiện nay, Cơ quan Công an đang làm rõ hành vi "hành hạ trẻ em" của bà Tuyền để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
-
Kinh tế và pháp luật
Starbucks tiếp tục đối mặt với vấn đề pháp lý ở Mỹ
06:00' - 05/04/2025
Tháng 3 vừa qua, một tòa án ở thành phố Los Angeles, bang California, đã ra phán quyết yêu cầu Starbucks bồi thường cho ông Michael Garcia số tiền 50 triệu USD do bị đổ đồ uống nóng vào người.
-
Kinh tế và pháp luật
Truy nã Chủ tịch Công ty cây xanh Công Minh
22:06' - 04/04/2025
Tại họp báo Bộ Công an, chiều 4/4, đại diện Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã thông tin về tiến độ điều tra vụ án Công ty cây xanh Công Minh.
-
Kinh tế và pháp luật
Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ 2 dự án Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2
20:23' - 04/04/2025
Sau khi Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận thanh tra liên quan đến 2 dự án trên, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục C03 đang phối hợp với Thanh tra Chính phủ tiếp nhận hồ sơ.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố Hằng “Du mục”, Quang Linh Vlog
19:37' - 04/04/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án Sản xuất hàng giả tại Công ty Asia Life và Công ty Chị em rọt xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đắk Lắk.
-
Kinh tế và pháp luật
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
11:48' - 04/04/2025
Trong các ngày 31/3 và 3/4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.