Xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2: Hé lộ những "thương vụ" ngàn tỷ
Ngày 9/1, ngày thứ 2 của phiên tòa xét xử vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam - VNCB, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa đã công bố cáo trạng.
Tại phiên tòa hôm nay, trước khi Viện Kiểm sát công bố cáo trạng, chủ tọa phiên tòa đã hỏi các bị cáo về việc mời các luật sư bào chữa.
Theo đó, hầu hết các bị cáo giữ nguyên các luật sư bào chữa. Riêng bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân (Giám đốc công ty con của Phạm Công Danh) xác nhận việc từ chối luật sư bào chữa và thực hiện quyền tự bào chữa. Bị cáo Phan Minh Tùng (phụ trách kế toán hành chính Tập đoàn Thiên Thanh) cũng từ chối luật sư do gia đình đã mời trước đó.
Ba bị cáo gồm Phạm Công Danh, Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank), Nguyễn Việt Hà (nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần quản lý Quỹ Lộc Việt), Đặng Thị Bích Thủy (nguyên Giám đốc trung tâm kinh doanh hội sở TPBank) do sức khỏe yếu nên được Hội đồng xét xử cho ngồi nghe cáo trạng.
* Gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng Theo cáo trạng, năm 2013 và 2014, Phạm Công Danh cần tiền để sử dụng nhưng không thể vay trực tiếp tại VNCB nên đã chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Ngân hàng VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân để lập 29 hồ sơ khống đứng tên vay vốn tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV. Số tiền vay được, ông Danh sử dụng mục đích cá nhân, không có khả năng chi trả. Ngoài ra, để bảo lãnh cho các khoản vay này, ông Danh cùng đồng phạm dùng tiền VNCB gửi sang 3 ngân hàng trên.Sau đó 3 ngân hàng này đã thu nợ từ chính số tiền gửi này. Cụ thể, Phạm Công Danh là người đề ra chủ trương và chỉ đạo lập khống hồ sơ vay 6.630 tỷ đồng của VNCB sang gửi tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV để dùng số tiền đó cầm cố, bảo lãnh, trả nợ thay cho các công ty vay tiền.
Bên cạnh đó, Phạm Công Danh còn chỉ đạo việc cấp bảo lãnh cho các công ty của mình vay tiền nhưng không có tài sản đảm bảo; là người tổ chức việc phát hành, ra thông báo và bán trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Trung Dung khi chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán và chưa có văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Phạm Công Danh còn chỉ đạo việc dùng tiền gửi của VNCB bảo lãnh cho các công ty vay vốn tại các ngân hàng nhưng không hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh và không yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả ngay trong ngày số tiền gửi. VNCB đã phải tất toán trước hạn để trả nợ thay cho các công ty của Danh. Những sai phạm này của Phạm Công Danh và các đồng phạm khiến VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tính cả giai đoạn 1 của vụ án, Phạm Công Danh và đồng phạm đã khiến VNCB thiệt hại hơn 15.000 tỷ đồng. * Duyệt hồ sơ "thần tốc" Cũng bị truy tố trong giai đoạn 2 của vụ án, ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank) bị cáo buộc là người đã bàn bạc và thống nhất với Phan Huy Khang (nguyên Tổng Giám đốc Sacombank) cho Phạm Công Danh vay tiền qua các công ty của Danh với số tiền 1.800 tỷ đồng. Phạm Công Danh, Trầm Bê, Phan Huy Khang cùng bàn bạc và thống nhất về số tiền cho vay, với điều kiện phải có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc tiền gửi. Ngày 19/4/2013, Phạm Công Danh cùng các cấp dưới là Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB), Mai Hữu Khương (nguyên thành viên Hội đồng quản trị VNCB), Nguyễn Quốc Viễn (nguyên Trưởng Ban kiểm soát VNCB) đến gặp Phan Huy Khang.Tại đây, Phan Huy Khang đã giao Phan Đình Tuệ (nguyên Phó Tổng giám đốc Sacombank) thực hiện. Các hồ sơ cho vay đều được lập khống, các công ty vay vốn đều không có hoạt động kinh doanh, không kiểm tra sau khi cho vay...
Thế nhưng, chỉ 6 ngày sau khi Phan Huy Khang giao Phan Đình Tuệ lập hồ sơ, ngày 25/4/2013, ông Trầm Bê đã ký phê duyệt "thần tốc" tờ trình của Sacombank Chi nhánh Hưng Đạo và Sacombank Chi nhánh Quận 8. Sau đó một ngày, tiền bắt đầu được giải ngân cho 6 công ty của Danh.Từ đây, Phạm Công Danh sử dụng để trả nợ cho các công ty của mình. Còn lại hơn 166 tỷ đồng, Danh chuyển về tài khoản cá nhân.
Đến này 26/4/2014, khi quá hạn vay, do 6 công ty không trả được nợ nên Sacombank đã thu nợ gốc và lãi vay từ tiền gửi của VNCB tại Sacombank. Hệ quả, VNCB bị thiệt hại hơn 1.800 tỷ đồng.
Dự kiến ngày mai (10/1), phiên tòa chuyển sang phần xét hỏi đối với các bị cáo./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên tòa xét xử vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2
11:07' - 08/01/2018
Sáng 8/1, Tòa án nhân dân T.p Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm: Tống đạt cáo trạng truy tố bị can giai đoạn 2
19:23' - 24/11/2017
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố bị can trong giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh về hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm: Khởi tố bị can Phạm Thị Trang
18:29' - 01/08/2017
Ngày 1/8, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, cho biết cơ quan này đã ra quyết định khởi tố bị can Phạm Thị Trang (hay còn gọi là Trang “phố núi”).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Tám cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam chuẩn bị hầu Tòa
12:36'
Trong vụ án này có 14 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. Ngoài ra, Tòa cũng triệu tập 12 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới phiên tòa.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố Tiktoker lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
06:35'
Vụ án đang được Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Nam tiếp tục điều tra làm rõ.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng
17:46' - 10/04/2025
Nắm bắt nhu cầu đặt phòng đi du lịch trên mạng đang là xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn, nhiều đối tượng đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa đảo.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhiều khu vực cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm
17:14' - 10/04/2025
Thời điểm đầu tháng 4/2025 này, thời tiết nắng nóng gay gắt và nhiệt độ tăng cao so với trước, các khu rừng đặc dụng khô hạn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ có thể từ chối thị thực với người có quan điểm bài Do Thái
15:01' - 10/04/2025
Chính phủ Mỹ ngày 9/4 thông báo sẽ bắt đầu sàng lọc các hoạt động bài Do Thái của những người nhập cư và người nộp đơn xin thị thực vào Mỹ trên phương tiện truyền thông xã hội.
-
Kinh tế và pháp luật
Phát hiện cơ sở hành nghề hút mỡ bụng trái phép ngay tại trung tâm TP. HCM
13:03' - 10/04/2025
Từ nguồn tin báo của người dân, Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra đột xuất và phát hiện 2 cơ sở hành nghề hút mỡ bụng giảm béo trái phép ngay tại trung tâm Thành phố.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhiều cơ sở thẩm mỹ hoạt động “chui”: Tiềm ẩn rủi ro sức khỏe cộng đồng
13:01' - 10/04/2025
Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.200 cơ sở khám, chữa bệnh được cấp phép và chỉ có 5 phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ được cấp phép.
-
Kinh tế và pháp luật
Ngày 21/4, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng ra hầu tòa
12:57' - 10/04/2025
Trong số 12 bị cáo hầu tòa tại vụ án này, có 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Bộ Công Thương và 4 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Cục Thuế tỉnh Bình Phước.
-
Kinh tế và pháp luật
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế bị xử lý như thế nào?
11:00' - 10/04/2025
Bnews. Theo Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2025, người nộp thuế có hành vi trốn thuế sẽ bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử.