Xét xử "trùm" ma túy Văn Kính Dương: Hội đồng xét xử đề nghị điều tra bổ sung
Bị cáo Văn Kính Dương bị truy tố về 5 tội: "Sản xuất trái phép chất ma túy", "Mua bán trái phép chất ma túy", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Trốn khỏi nơi giam giữ", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Người tình của Dương là Vũ Hoàng Anh Ngọc (tức "Ngọc Miu", sinh năm 1994) bị truy tố về tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy".
Bốn bị cáo là Nguyễn Đức Kỳ Nam (anh họ Dương), Lê Văn Mang, Phạm Bảo Quân và Nguyễn Bá Thành bị truy tố về tội "Sản xuất trái phép chất ma túy".
Ngoài ra, Mang và Quân còn bị truy tố về tội "Mua bán trái phép chất ma túy" cùng 4 bị cáo khác. Bị cáo còn lại Lê Hương Giang bị truy tố về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Tại phiên tòa chiều 14/5, sau khi xét hỏi và hội ý, Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ, điều tra bổ sung.
Cụ thể, tại tòa, ông Văn Trọng Thái (bố Dương) và bà Phạm Thị Yến (mẹ Dương) khai từ năm 2016 có gặp Dương và đưa Dương 4 tỷ đồng, do đó cần điều tra làm rõ việc ông Thái có là đồng phạm với Dương hay không, vì sao ông Thái biết Dương đã trốn trại nhưng không khai báo mà còn chuyển tiền?
Đối với hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ của Văn Kính Dương có nhiều người tham gia, thuộc trường hợp có tổ chức, có bàn bạc trước kế hoạch.Vì thế, Tòa án nhân dân huyện Nghi Xuân (Thanh Hóa) đã xét xử kết án một số đối tượng từng giúp đỡ Dương theo Điểm a, Khoản 2, Điều 311 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội “Trốn khỏi nơi giam, giữ”.
Nay Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh truy tố Dương theo Khoản 1 Điều 311; do đó cần làm rõ sự mâu thuẫn về điều khoản áp dụng trong việc truy tố Dương về tội này.
Đồng thời, yêu cầu làm rõ bản án của Tòa án nhân dân huyện Nghi Xuân đối với Văn Kính Dương đã có hiệu lực hay chưa để làm căn cứ tổng hợp hình phạt.
Quá trình điều tra đã thu giữ một số hóa chất tại nhà và xưởng của các bị cáo. Tuy nhiên quá trình điều tra đã chứng minh các bị cáo không sử dụng các hóa chất này để sản xuất ma túy.Do đó cần điều tra xem các bị cáo sử dụng các hóa chất này để làm gì? Bên cạnh đó, cần làm rõ các hóa chất thu giữ được trong vụ án có giá trị như thế nào, còn sử dụng được hay không để truy thu hoặc tiêu hủy?
Cuối cùng, Hội đồng xét xử cũng yêu cầu điều tra làm rõ Ngọc có biết Dương và Giang, Huyền mua bán ma túy không; làm rõ số tiền từng bị cáo đã thu lợi bất chính để truy thu nộp vào ngân sách Nhà nước.Ngoài ra, đề nghị điều tra làm rõ hành vi của một số đối tượng liên quan để xử lý triệt để, tránh bỏ lọt tội phạm.
Thời điểm bị triệt phá (năm 2017), đây là vụ án sản xuất ma túy lớn nhất cả nước. Theo cáo trạng, sau khi cùng bốn bạn tù trốn khỏi trại giam Công an tỉnh Thanh Hóa vào rạng sáng 4/11/2010, Văn Kính Dương vào Thành phố Hồ Chí Minh, lấy tên giả là Trần Ngọc Hiếu thuê một căn hộ ở khu dân cư cao cấp, biệt lập để lẩn trốn.Tháng 6/2016, Dương quen một đối tượng tên Tom (không rõ lai lịch) ở một vũ trường. Sau đó, Tom cùng Dương bàn bạc và thống nhất sản xuất ma túy đá cung cấp cho các đầu nậu; nguyên liệu sản xuất do Tom lo.
Sau khi thỏa thuận, Dương chỉ đạo đồng bọn thuê biệt thự, mua hóa chất để nghiên cứu, pha trộn các hợp chất hóa học sản xuất ma túy đá.
Để tránh bị phát hiện, nhóm Dương liên tục thay đổi địa điểm sản xuất, từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Nha Trang (Khánh Hòa) rồi về Đồng Nai.
Mỗi lần di chuyển nơi sản xuất, nhóm Dương đều xóa dấu vết. Các chai lọ dùng để sản xuất, sau khi sử dụng xong Dương lệnh cho đàn em chở xuống Đồng Tháp phi tang.
Năm 2017, từ nguồn tin tố giác của quần chúng, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt trọn băng nhóm này.Kết quả điều tra xác định, quá trình sản xuất, Dương và đồng phạm thu được 124 kg ma túy tinh chất.
Sau khi chia cho Tom 84 kg, còn lại nhóm Dương chế biến rồi ép thành gần 500.000 viên thuốc lắc (120 kg) ngụy trang trong các gói cà phê; trong đó, chúng đã tiêu thụ trót lọt 18 kg ở Hải Phòng.
Số ma túy còn lại được cất giấu tại nơi ở và đưa cho đồng phạm giao cho khách nhưng chưa kịp tiêu thụ thì đường dây bị triệt phá.
Quá trình xét xử tại tòa, một số bị cáo thay đổi lời khai cho rằng không biết Dương sản xuất mua bán ma túy.Song, căn cứ vào số vật chứng thu giữ được cũng như lời khai của các bị cáo tại Cơ quan điều tra đã được Hội đồng xét xử công bố, đại diện Viện Kiểm sát nhận định là có đủ cơ sở xác định Dương và các bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội như cáo trạng.
Đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án tử hình đối với các bị cáo Dương, Nam, Mang, Quân, Giang và Nguyễn Đắc Huy.
Bị cáo Vũ Hoàng Anh Ngọc bị đề nghị mức án 20 năm tù do bị cáo Ngọc đang nuôi con nhỏ và bố của con bị cáo là bị cáo Dương cũng bị truy tố trong vụ án. 3 bị cáo còn lại bị đề nghị mức án tù chung thân./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm băng nhóm mua bán, sản xuất ma túy lớn nhất nước
10:31' - 07/05/2019
Ngày 7/5, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm băng nhóm mua bán, sản xuất ma túy tổng hợp do ông “trùm” Văn Kính Dương (sinh năm 1980) cầm đầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.