Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bị cáo Trương Mỹ Lan có vai trò cao nhất
Ngày 10/10, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần bảo vệ quyền lợi của luật sư cho những người có quyền, nghĩa vụ liên quan về các tài sản kê biên trong vụ án.
Sau khi hai bên ký kết thỏa thuận khung để chuyển nhượng Dự án Việt Phát với số tiền 30.000 tỷ đồng bà Khoa đã tiến hành các thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Tân Thành Long An sang tên mình và các hoạt động để triển khai dự án.
Tuy nhiên, sau khi bà Võ Thị Kim Khoa tiếp quản Công ty Cổ phần Tân Thành Long An chưa đầy một tháng thì vụ án Vạn Thịnh Phát xảy ra, Bộ Công an tiến hành ngăn chặn, phong tỏa Dự án Việt Phát khiến từ đó đến nay dự án không được triển khai, gây ra thiệt hại rất lớn cho công ty. Luật sư của Công ty Cổ phần Tân Thành Long An cho rằng, giao dịch giữa công ty và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là hợp tình, hợp pháp. Thời điểm thỏa thuận, phía công ty đã đặt cọc gần 1.700 tỷ đồng để vào điều hành dự án nói trên. Tuy nhiên, tháng 8/2022 hai bên làm hợp đồng, tháng 9 đặt cọc thì đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan bị bắt và dự án bị kê biên nên chưa được triển khai. Luật sư đề nghị, Hội đồng xét xử xem xét gỡ bỏ các lệnh kê biên, phong tỏa để công ty tiếp tục thực hiện Dự án Việt Phát. Sau phần trình bày của luật sư của Công ty Cổ phần Tân Thành Long An, Hội đồng xét xử cho bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày quan điểm liên quan đến dự án này. Bị cáo Lan cho rằng, phía Công ty Cổ phần Tân Thành Long An đang giữ 2.500 tỷ đồng là tiền nghĩa vụ còn tồn đọng cần phải thực hiện. Do đó, Trương Mỹ Lan đề nghị Hội đồng xét xử thu hồi số tiền này để khắc phục hậu quả vụ án. Đối với yêu cầu của Lan về việc đề nghị trả 2.500 tỷ đồng còn thiếu khi chuyển nhượng dự án này, luật sư của Công ty Cổ phần Tân Thành Long An đề nghị tòa cho thêm thời gian để trao đổi lại với Lan. Công ty cho biết nếu Trương Mỹ Lan cử đại diện đến làm việc với công ty để chốt lại các khoản nghĩa vụ tài chính lúc đó phía công ty sẽ hoàn trả tiền để Lan khắc phục hậu quả vụ án. Trong phạm vi vụ án đang xét xử, Cơ quan điều tra thu giữ 224 tỷ đồng của riêng Trương Mỹ Lan; phong tỏa 79 tài khoản của các bị cáo trị giá hơn 92 tỷ đồng và 1,6 triệu USD; ngăn chặn giao dịch 205 tài khoản thanh toán, sổ tiết kiệm, tài khoản chứng khoán tại Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) của các bị cáo, người liên quan, các pháp nhân liên quan với tổng số tiền 824 tỷ đồng và gần 262.000 USD. Các cơ quan tố tụng cũng kê biên, ngăn chặn giao dịch đối với số cổ phần, vốn góp (liên quan đến Trương Mỹ Lan, các bị cáo khác và các cá nhân được nhờ đứng tên) tại nhiều tập đoàn, công ty với tổng giá trị quy đổi khoảng 12.313 tỷ đồng; kê biên 9 bất động sản của Trương Mỹ Lan và các bị cáo khác tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Sau phần bảo vệ quyền lợi của luật sư cho những người có quyền, nghĩa vụ liên quan về các tài sản kê biên trong vụ án, phiên tòa tiếp tục phần đối đáp của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với những luận điểm bào chữa từ luật sư của các bị cáo. Trước đó, luật sư của bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị Hội đồng xét xử xem xét về việc Lan không sử dụng tiền Ngân hàng SCB, không có ý thức chiếm đoạt. Đối với nội dung này, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, qua tài liệu, chứng cứ vụ án và kết quả xét hỏi, tranh luận cùng lời khai của bị cáo Bùi Văn Dũng (từng là tài xế riêng của Trương Mỹ Lan) đã chứng minh, Bùi Văn Dũng nhận chỉ đạo của Lan để chở số tiền có nguồn gốc từ trái phiếu Công ty An Đông và Công ty Setra, được rút từ Ngân hàng SCB đến nhà riêng của Lan hoặc đi trả nợ cho các cá nhân. Bên cạnh đó, qua quá trình xét hỏi, Viện Kiểm sát xác định, Trương Mỹ Lan có vai trò cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ trong vụ án. Lan là người đưa ra chủ trương, chỉ đạo phát hành trái phiếu, những bị cáo còn lại đều làm công hưởng lương và làm theo từng công việc cụ thể theo sự chỉ đạo của Lan, trong đó bao gồm những hành vi nộp rút chứng từ “khống”, sử dụng tiền phát hành trái phiếu trái mục đích, sử dụng nguồn tiền gói trái phiếu sau trả lãi số tiền phát hành trái phiếu trước… Hành vi của bị cáo này là tiền đề cho bị cáo khác thực hiện chuỗi hành vi phạm tội khép kín, sử dụng tiền do phạm tội mà có và giúp sức cho Trương Mỹ Lan phạm tội. Xâu chuỗi tình tiết vụ án, Viện Kiểm sát cho rằng, việc kết luận các bị cáo trong vụ án đều phạm tội với vai trò đồng phạm với Trương Mỹ Lan là có căn cứ. Về các tình tiết giảm nhẹ, Viện Kiểm sát cho biết đã ghi nhận thái độ chuyển biến và ý thức khắc phục hậu quả của bị cáo Trương Mỹ Lan nhưng do vụ án gây hậu quả quá nghiêm trọng, Viện Kiểm sát nhận thấy vẫn cần thiết áp dụng mức hình phạt cao nhất của các tội danh bị truy tố đối với Lan. Về việc Lan cam kết dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả, Viện Kiểm sát cho biết đây mới chỉ là lời nói của Lan, cần thêm thời gian để có kết quả.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Nhiều bị cáo ân hận, xin lỗi người bị hại
20:30' - 09/10/2024
Chính bị cáo Trương Mỹ Lan cũng xác nhận Uyên là người giúp việc, làm những việc lặt vặt, không hề biết gì về số tiền hơn 5.824 tỷ đồng đã nhận từ các bị cáo khác.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ án Vạn Thịnh Phát: Các bị cáo hối hận vì đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan phạm tội
21:43' - 08/10/2024
Tòa án nhân dân Tp Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Nhiều bị cáo hối hận, thừa nhận sai phạm
20:22' - 07/10/2024
Sáng 7/10, tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Phạt Công ty TNHH Nhất Nhất 200 triệu về hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn
13:45'
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 48/QĐ-CT về việc xử lý vụ việc canh tranh đối với Công ty TNHH Nhất Nhất.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ phát hiện 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả: Khả năng không có sản phẩm là thuốc
12:46'
Bộ Y tế đang tiến hành kiểm tra, rà soát các sản phẩm trong vụ công an Hà Nội triệt phá 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả.
-
Kinh tế và pháp luật
Mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
11:38'
Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng mở đợt cao điểm Tháng 5 đấu tranh chống sản xuất, buôn bán thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa giả.
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ: FBI xác định vụ đánh bom phòng khám ở California là khủng bố
11:12'
Sáng 18/5 theo giờ Việt Nam, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tuyên bố vụ đánh bom phòng khám hỗ trợ sinh sản ở bang California là cuộc tấn công khủng bố.
-
Kinh tế và pháp luật
Phá 2 đường dây buôn lậu bình ắc quy và phụ tùng xe điện quy mô lớn
10:15'
Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện nhóm đối tượng cấu kết với nhau và có dấu hiệu buôn lậu hàng hóa là phụ tùng xe điện, bình ắc quy từ Trung Quốc về Việt Nam để bán kiếm lời nên đã lập án triệt xóa.
-
Kinh tế và pháp luật
Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, hàng giả
09:38'
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 950/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế và pháp luật
Căn cứ xây dựng mức tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước
07:00'
Điều 6 Nghị định số 44/2025/NĐ-CP ngày 28/2/2025 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
-
Kinh tế và pháp luật
Công an Thái Nguyên tổ chức kỳ sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô đợt đầu tiên
19:35' - 17/05/2025
Điểm mới của đợt thi này là trước khi tham gia phần thi thực hành lái xe trong sa hình và lái xe trên đường, lực lượng Cảnh sát giao thông tiến hành kiểm tra nồng độ cồn cho từng thí sinh.
-
Kinh tế và pháp luật
WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi
16:57' - 17/05/2025
Ngày 16/5, Cơ quan chống doping thế giới (WADA) thông báo phòng xét nghiệm thuốc tại châu Phi, đặt tại thành phố Bloemfontein (Nam Phi) đã bị thu hồi giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thể thao.